(CHG) Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi vậy, để được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện kinh doanh xăng dầu nhất định. Luật đã quy định rất rõ, tuy nhiên, 2 cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại ngõ 88, phố Phan Đình Phùng và 368 cổng làng Hạ Mỗ, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, nhưng hoạt động kinh doanh xăng dầu tại đây vẫn diễn ra công khai.
Kinh doanh không phép, chứa xăng dầu bằng thùng phi
Thời gian qua, người dân tại phố Phan Đình Phùng và xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội đã thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả với nội dung: Cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại ngõ 88, phố Phan Đình Phùng và cửa hàng kinh doanh xăng dầu 368 cổng làng Hạ Mỗ, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhưng vẫn ngang nhiên kinh doanh xăng dầu. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân nơi đây, nhất là về vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ.
Ngày 11/5/2023, phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) khảo sát tại điểm kinh doanh xăng dầu tại ngõ 68, phố Phan Đình Phùng và nhận thấy thắc mắc của người dân là có cơ sở.
Ông V.T.H., một người dân sống gần cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên bức xúc: “Cửa hàng này tồn tại hàng chục năm nay rồi. Họ chứa xăng dầu vào thùng phi rất nguy hiểm, không khác gì chứa bom xăng trong nhà...”.
Thực tế, qua trao đổi với chủ cửa hàng kinh doanh xăng dầu, họ thừa nhận việc sử dụng thùng phi để làm vật chứa xăng dầu. Tuy nhiên, chính bản thân chủ cửa hàng không nhận thức được mối nguy hiểm về cháy nổ đang rình rập gia đình và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại ngõ 88, phố Phan Đình Phùng, huyện Đan Phượng chứa xăng dầu vào thùng phi.
Cùng ngày, phóng viên Tạp chí CHG cũng đã tới cửa hàng kinh doanh xăng dầu 368 Hạ Mỗ, Đan Phượng. Theo quan sát của phóng viên, cửa hàng kinh doanh xăng dầu này nằm chung trong khuôn viên chật hẹp của nhà ở, cũng như trong vùng lõi của khu dân cư, tiềm ẩn nguy cơ về an toàn phòng, chống cháy nổ, cũng như về môi trường như người dân thông tin là có cơ sở.
Trao đổi với chủ cửa hàng, được biết, cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên thuộc Công ty TNHH xăng dầu Nghĩa Trường Thịnh. Thời gian qua, nguồn cung ứng xăng dầu cho cửa hàng chủ yếu là do Công ty Đức Phượng cung cấp. Bình quân mỗi tháng tại đây bán được khoảng 50 - 60m3...
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu 368 Hạ Mỗ, Đan Phượng nằm trong khuôn viên nhà ở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về công tác an toàn phòng chống cháy nổ.
Nghịch lý hotline của Cục QLTT TP. Hà Nội hiện diện tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu không phép?
Nhằm giải đáp việc cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại ngõ 88, phố Phan Đình Phùng và cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại địa chỉ 368 Hạ Mỗ có đủ điều kiện để hoạt động hay không, phóng viên Tạp chí CHG đã trao đổi với ông Ngô Anh Hiếu, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT TP. Hà Nội và được cho biết: “Theo thông tin của phóng viên cung cấp thì tôi khẳng định Cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại ngõ 88, phố Phan Đình Phùng không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Còn về cửa hàng kinh doanh xăng dầu Nghĩa Trường Thịnh tại xã Hạ Mỗ đã từng bị lực lượng chức năng xử phạt vi phạm hành chính về việc kinh doanh xăng dầu khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Việc cửa hàng trên vẫn đang kinh doanh xăng dầu là sai với quy định của pháp luật. Chúng tôi tiếp nhận thông tin và sẽ cho người đi nắm bắt sự việc. Nếu đúng là như vậy, chúng tôi sẽ cho xử lý ngay”.
Theo quan sát của phóng viên, thấy rõ bảng đỏ được dán trên cột bơm cây xăng ghi hotline của Cục QLTT TP. Hà Nội, tiếp nhận thông tin phản ánh liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu. Về việc này, ông Hiếu trả lời chung chung: “Dán số điện thoại lên cột bơm của cửa hàng là để người tiêu dùng trình báo việc kinh doanh xăng dầu của cửa hàng” (?)
Tuy nhiên, việc đường dây nóng của Cục QLTT TP. Hà Nội hiện diện tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu không phép khó tránh khỏi hoài nghi của người tiêu dùng về việc lơ là kiểm tra, kiểm soát của cán bộ quản lý địa bàn. Đồng thời, nghi vấn về sự thừa nhận cho cửa hàng không phép trên tồn tại? Nghịch lý này có thể dẫn tới việc suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với lực lượng chức năng nơi đây.
Thực tế cho thấy, việc kinh doanh xăng dầu chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của những thương nhân kinh doanh xăng dầu chân chính; gây nguy cơ cháy, nổ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nếu xảy ra sự cố, do các trang thiết bị không đảm bảo điều kiện; có hành vi trốn thuế gây thất thoát Ngân sách Nhà nước, thậm chí đối tượng còn có khả năng kinh doanh nguồn xăng dầu nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng đến người tiêu dùng...
Vì vậy, phía lực lượng chức năng của huyện Đan Phượng cần sớm vào cuộc và xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh xăng dầu chưa đủ điều kiện đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại ngõ 88, phố Phan Đình Phùng và cửa hàng kinh doanh xăng dầu 368, cổng làng Hạ Mỗ, xã Hạ Mỗ, thuộc Công ty xăng dầu Nghĩa Trường Thịnh.
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, cũng như việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về điều kiện kinh doanh của cửa hàng bán lẻ được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 99/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân bán lẻ xăng dầu tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Cũng tại điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Phạt tiền từ 40 triệu đồng - 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Kinh doanh xăng dầu không phép đã hết hiệu lực. |
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết