Cửa hàng Suri Store kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt


(CHG) Thực phẩm chức năng, sữa tươi, sữa bột, đồ ăn dặm, các loại vitamin... chủ yếu là sản phẩm dành cho mẹ và bé toàn chữ nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại cửa hàng Suri Store, khiến người tiêu dùng không rõ được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. 

Theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu ngoài nhãn gốc của hàng hóa bắt buộc phải có nhãn phụ của hàng hóa bằng tiếng Việt. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.


Shop Suri Store 
địa chỉ tại 18 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, bày bán hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu.
Bất chấp mọi khuyến cáo, nhiều cá nhân, doanh nghiệp… vẫn tiếp tục vi phạm quy định của pháp luật về nhãn phụ hàng hóa. Việc này có thể gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe người tiêu dùng, nhất là đối với khách hàng là bà bầu và trẻ em.
Thời gian vừa qua, người tiêu dùng thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả 1900066689 (Quỹ Chống hàng giả) về việc cửa hàng Suri Store, địa chỉ tại 18 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, có dấu hiệu kinh doanh hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng nhập lậu.


Nhiều hàng hoá không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được công khai bày bán tại Suri Store.
Ngày 19/4/2023, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có buổi khảo sát tại địa điểm kinh doanh trên và nhận thấy: Người tiêu dùng phản ánh là có cơ sở.
Thời điểm khảo sát, tại đây đang bày bán nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng gồm: Sữa tươi, sữa bột, các loại vitamin, bột ăn dặm, bỉm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện dành cho mẹ và bé... Các mặt hàng trên có chữ nước ngoài, thế nhưng nhiều sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Những sản phẩm hàng hóa có nhãn phụ tiếng Việt thì thông tin rất chung chung (tên gọi của hàng hóa, giá bán), ngoài ra không có thông tin nào khác. Điều này không tránh khỏi sự hoài nghi của người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng của các sản phẩm đang bày bán tại đây.
Trao đổi với một cán bộ công chức thuộc Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn quận Thanh Xuân liên quan đến hàng hóa đang được bày bán tại Suri Store thì được cho biết: “Cửa hàng trên trước kia kinh doanh ở khu biệt thự song lập NB22 Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, cách đây gần một năm họ chuyển ra địa chỉ mới. Chúng tôi đã kiểm tra cửa hàng và cho rằng thông tin của người tiêu dùng cũng như của phóng viên trao đổi là đúng”.
Sản phẩm dành cho mẹ bầu và bé bày bán tại Suri Store được cho là rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm được bày bán tại đây có dấu hiệu là hàng xách tay, không có nhãn phụ tiếng Việt và không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu.
Mẹ bầu và bé là nhóm đối tượng tiêu dùng cần được bảo vệ. Việc minh bạch thông tin trên sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài giúp cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp, cũng như biết sử dụng đúng định lượng cho phép (nhất là với các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung dành cho trẻ nhỏ). Đồng thời, giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được những thông tin cảnh báo về sản phẩm.
Việc thông tin thiếu tính minh bạch của hàng hóa (nhãn phụ tiếng Việt) là kẽ hở để hàng xách tay, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn vào cửa hàng. Điều đó không chỉ là mối nguy hại lớn đối với người tiêu dùng nói chung và nhóm tiêu dùng mang tính đặc thù mẹ bầu và bé nói riêng.
Trao đổi với Tạp chí CHG, ông Hồ Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại cho biết, trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
"Việc Suri Store kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, kinh doanh hàng hóa trôi nổi, hàng xách tay… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng; đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai", ông Hồ Trường Giang nhấn mạnh.
Để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, ngày 9/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2022. Theo đó, một số quy định về nhãn hàng hóa như sau:
1. Lương thực
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2. Thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Mức xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm: kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP, ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.

Để có thông tin đa chiều cung cấp cho độc giả, phóng viên Tạp chí CHG đã đặt lịch làm việc và nhiều lần liên hệ với người quản lý của Suri Store. Tuy nhiên, với lý do lãnh đạo đang bận, phía Suri Store vẫn chưa có buổi làm việc hay trao đổi thông tin cho phóng viên. 
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, làm rõ việc cửa hàng Suri Store ngang nhiên bày bán các sản phẩm nước ngoài không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có phải là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế và có thể gây thất thu ngân sách nhà nước?
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3