Nguy hại khi chọn lựa đồ chơi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Càng tới gần Trung thu, thị trường đồ chơi dành cho trẻ em càng nhộn nhịp, đa dạng nhiều mẫu mã mặt hàng. Tuy nhiên, nhu cầu người mua càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm đồ chơi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán, gây nguy hại đến sức khoẻ của trẻ em.

 Đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trên không gian mạng

Liên tiếp bắt giữ đồ chơi trẻ em nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường các tỉnh đã phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm đồ chơi nhập lậu, thậm chí có nhiều loại đồ chơi mang tính bạo lực gây nguy hiểm cho trẻ em, thậm chí ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách, đạo đức của thế hệ tương lai.

Điển hình như ngày 16/8, Đội Quản lý thị trường số 1 Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất cửa hàng Dương Linh Kids (địa chỉ số 250, đường Trần Hưng Đạo, phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Lực lượng chức năng phát hiện tại cửa hàng này đang bày bán 101 khẩu súng nhựa và 17 chiếc kiếm nhựa đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực. Tổng trị giá là 22 triệu đồng.

Thời điểm kiểm tra, chủ cửa hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại Lai Châu, Đội Quản lý thị trường số 2 cũng phát hiện trên xe ô tô BKS 34C 263.78 có 304 bộ đồ chơi trẻ em có hình dạng súng và kiếm bằng nhựa. Thời điểm kiểm tra, chủ xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của lô hàng. Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập biên bản và trình Đội trưởng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng. Tổng mức xử phạt là 16.940.000 đồng, trong đó phạt hành chính là 6.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá trị giá 10.940.000 đồng.

Ngày 24/8/2022, Đội Quản lý thị trường số 1 Cục QLTT Thái Bình đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Thái Bình tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em Bùi Thị Mai tại Ki-ốt số 7-8-9 Trần Nhật Duật, Chợ Bo, phường Bồ Xuyên, TP. Thái Bình và kiểm tra kho hàng của hộ kinh doanh tại địa chỉ Công ty cổ phần dụng cụ thể dục thể thao, Đường Lý Bôn, TP Thái Bình. Chủ hộ kinh doanh là bà Bùi Thị Mai. 

Tại 2 địa điểm này, lực lượng chức năng phát hiện 4.202  sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại không có nhãn hàng hóa, không có tem hợp quy định. Thời điểm này, chủ cửa hàng chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của toàn bộ số hàng hóa nêu trên.

Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ 4.202 sản phẩm đồ chơi trẻ em trên để thẩm tra xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Đồ chơi trẻ em đa dạng về chingr loại mẫu mã

Đồ chơi không rõ nguồn gốc ảnh hưởng tới sức khoẻ trẻ em

Đầu tiên phải kể đến sự nguy hại khi mua sản phẩm đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ trên "chợ mạng". Theo khảo sát hiện nay, những sản phẩm đồ chơi trẻ em được bày bán khá phong phú về chủng loại và giá thành. 

Những sản phẩm thường được sử dụng cho mùa Trung thu là trống phát nhạc, đèn trung thu, bộ đèn cánh hoa, cánh bướm, đèn lồng lò xò sáng nhiều màu, đèn con cá, con công... Các sản phẩm có mức giá dao động từ 20.000 - 70.000 đồng/chiếc.

Tra cứu trên mạng "đèn lồng Trung thu", lập tức cho ra rất nhiều kết quả. Những sản phẩm này đều bắt mắt và giá rẻ, nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đáng báo động là những sản phẩm mặt nạ bằng nhựa mềm với nhiều mẫu mã (theo hình ảnh của các bộ phim hoạt hình) như mặt nạ Tôn Ngộ Không, Người nhện, các siêu anh hùng... để các em hoá trang đang được lựa chọn nhiều nhất. Giá mỗi chiếc mặt nạn đang được bán chỉ từ 30.000 đồng/sản phẩm. Nhưng không phải ai cũng biết mặt nạ đó được cấu thành từ nhựa PVC.

Theo tìm hiểu, nhựa PVC được coi là nhựa độc hại, trong đó có chì và DEHP, một loại phthalate sử dụng làm chất mềm dẻo. 

Đồ chơi bằng nhựa luôn có chất hóa dẻo phthalate, chất này dễ dàng rời bỏ chất gốc và phân tán vào cơ thể người khi tiếp xúc ở nhiệt độ nóng, đó là nguy cơ khi trẻ ngậm đồ chơi hoặc qua đường hô hấp. Ngoài ra chất phthalate còn có thể gây nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng, nhất là đối với trẻ em.

Theo cảnh báo của các chuyên gia về sức khoẻ, những sản phẩm đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ trẻ em khi tiếp xúc trực tiếp. Nếu sử dụng trong thời gian dài, những chất này có thể xâm hại vào cơ thể bằng da, đường miệng hoặc đường hô hấp khiến trẻ dễ mắc nguy cơ ngộ độc, rối loạn chức năng hay vô sinh, thậm chí có thể gây ung thư.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hữu, Khoa Nhi (Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức), nhiều loại đồ chơi không rõ nguồn gốc thường là nhựa kém chất lượng, kim loại pha chì, rất độc hại khi dùng. 

Trẻ nhỏ có thói quen ngậm đồ chơi, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, có thể gây nên căn bệnh về đường ruột, ho lao, viêm phổi. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy.

Còn theo chuyên gia Viện hoá học Công nghiệp Việt Nam, nhựa được phân ra nhiều loại. Nhựa nguyên sinh thường độ an toàn cao, nhựa tái sinh ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho người tiếp xúc gần. Nhưng xét cho cùng tất cả các loại nhựa khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao đều sản sinh ra chất độc hại.

Trong quá trình gia công nhựa, nhà sản xuất có thể đưa vào một số hoá chất dẻo, chất phụ gia. Khi đó các sản phẩm có chứa chất hoá dẻo khi ở nhiệt độ cao sẽ thải ra chất độc gây hại sức khoẻ cho con người như tim mạch, tuần hoàn máu, thậm chí gây ảo giác, bệnh tâm thần, ung thư.

Bên cạnh đó, những sản phẩm đồ chơi có nhiều màu sắc lại còn tiềm ẩn nguy cơ độc hại cao hơn. Bởi đó là màu công nghiệp được tạo nên từ các loại hoá chất độc hại như crom, chì, thuỷ ngân... 

Vì vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo, người tiêu dùng cần thay đổi cách nhân thức và thói quen khi ham mua đồ chơi rẻ mà ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Khi chọn đồ chơi cho trẻ em, phụ huynh nên lưu ý tới nhãn mác, xuất xử, thành phẩm sản phẩm. Đối với những loại được làm bằng nhựa, cần kiểm tra xem nó có chứa các kim loại nặng như asen, thuỷ ngân, chì... gây hại cho trẻ em hay không.

Đồng thời nên chọn những đồ chơi có thương hiệu, có xuất xứ rõ ràng, uy tín, chất lượng. Trong các trường hợp trẻ em sau khi tiếp xúc với các loại đồ chơi có dấu hiện chóng mặt, mẩn ngứa, buồn nôn... thì dừng ngay việc cho trẻ em chơi đồ chơi đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám nếu các dấu hiện không thuyên giảm.

Phát hiện ra cơ sở sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm đồ chơi trẻ em có dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy hại cho người tiêu dùng, cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định pháp luật.

Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

d)  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3