Nhiều cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Tiền Giang


(CHG) Vừa qua, lực lượng chức năng đã xử phạt 3 hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua môi trường thương mại điện tử.
Từ đầu năm đến nay, tại Tiền Giang, tình sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt là với các mặt hàng mỹ phẩm, phân bón, thực phẩm... Điển hình như với lĩnh vực mỹ phẩm, trong các ngày 28/9, 5/10 và 2/11/2023, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Tiền Giang đã kiểm tra đột xuất tại 3 hộ kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thị xã Gò Công. Các trường hợp này được kiểm tra sau khi theo dõi, thẩm tra, xác minh thông tin về việc các cá nhân sử dụng tài khoản zalo, facebook để livestream bán hàng có dấu hiệu vi phạm.

Lực lượng chức năng tiêu hủy các sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu.
 
Qua kiểm tra thực tế hàng hóa đang kinh doanh tại các cơ sở, Đội Quản lý thị trường số 2 phát hiện hơn 110 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm như sữa tắm, xà phòng, son môi, nước hoa, kem ủ trắng da, kem dưỡng da mặt, nước dưỡng da mặt… không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, chủ các cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng nói trên.
Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập biên bản vi phạm và ban hành Quyết định xử phạt vi pham hành chính đối với các trường hợp vi phạm với tổng số tiền gần 5 triệu đồng. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm vi phạm với tổng trị giá gần 7 triệu đồng.
Trước đó, ngày 5/6, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định xử phạt đối với Hộ kinh doanh N.T.T. do bà N.T.T. làm chủ tại Vũ Hựu, Hải Dương với số tiền 25 triệu đồng; đồng thời, tịch thu 266 sản phẩm mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ có trị giá trên 32 triệu đồng. Qua kiểm tra phát hiện tại cửa hàng ngoài các loại hàng hóa có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ theo quy định, có các sản phẩm mỹ phẩm là mặt nạ tế bào gốc Suzhou; xà phòng muối biển; Kem chống nắng Innisfree; dưỡng da tay Lao zhuan; kem dưỡng da tay Vitamin E; dầu gội đầu Weilaiya; sữa tắm Method Body; sữa rửa mặt Hebeheba; xịt chống nắng Sivanna Colors; kem dưỡng da tay Vaseline không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3