LTS: Hiện nay, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng… đang là một trong những vấn đề nhức nhối toàn xã hội. Sự nguy hiểm của nó thể hiện ở chỗ không những gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, lòng tin của người tiêu dùng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Điều đáng nói, tại nhiều địa điểm như Nhà sách, trung tâm thương mại hay các sàn thương mại điện tử… hàng giả, nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn lộng hành.
Nỗi lo đối với các bậc phụ huynh hiện nay là đồ chơi dành cho trẻ em, đồ lưu niệm; các dụng cụ học tập dành cho học sinh;… sản xuất từ nhựa, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc không qua kiểm định thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Rất nguy hại nếu trẻ em ngậm, mút, ngửi, thổi hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất độc này sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.
Đồ chơi trẻ em kém chất lượng không mang lại giá trị giáo dục cho trẻ em, thiếu tính tương tác và không thể khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng như sáng tạo, tư duy logic và tư duy xã hội, gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng tâm sinh lý sức khỏe của trẻ em.
Theo Quy chuẩn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.
Nhất là đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Theo đó Quy chuẩn này yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010).
Bài 3: Nguy hại hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ bày bán tại chuỗi Nhà sách Đà Nẵng và Nhà sách Phương Nam
Liên quan đến câu chuyện trên, thời gian qua, sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại thực hiện tuyến bài viết: "Nhiều đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật", nêu lên thực trạng một số đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, cũng như một số bất cập cần xử lý quyết liệt từ phía Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng. Tuyến bài viết đã được độc giả trên nhiều tỉnh thành nói chung và Đà Nẵng nói riêng rất quan tâm.
Bởi vậy, thông tin về hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu... do người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thường xuyên chuyển tới Quỹ Chống hàng giả, như một sự tin gửi gắm niềm tin và là cầu nối tới các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng. Điển hình những thông tin đó, chính là việc người dân đau đáu khi chứng kiến một số nhà sách (nơi khởi nguồn của tri thức dành cho trẻ thơ) tại đây có dấu hiệu kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật.
Nhiều sản phẩm đồ chơi không nhãn phụ tiếng Việt
Chuỗi hệ thống Nhà sách Đà Nẵng và Nhà sách Phương Nam, Đà Nẵng...
Quỹ Chống hàng giả tiếp tục bàn giao nội dung cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG),
Thực tế, qua quá trình khảo sát của phóng viên sau khi tiếp nhận thông tin từ phía Tạp chí giao, nhận thấy người tiêu dùng phản ánh là hoàn toàn có cơ sở.
Cụ thể, chuỗi kinh doanh mang thương hiệu Công ty Cổ phần sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng (gồm: Nhà sách Đà Nẵng, địa chỉ 76-78 Bạch Đằng, Q. Hải Châu; Nhà sách Hòa Khánh, địa chỉ 812 Tôn Đức Thắng, Q. Liên Chiểu; Nhà sách Cẩm Lệ, địa chỉ 42 Ông Ích Đường, Q. Cẩm Lệ; Nhà sách Thanh Khê, địa chỉ 722 Trần Cao Vân, Q. Thanh Khê…); Nhà sách Phương Nam – Đà Nẵng, địa chỉ 153 Phan Châu Trinh, Q. Hải Châu;… phóng viên nhận thấy tại đây chủ yếu kinh doanh sách, thiết bị giáo dục như: các loại đồ dùng học sinh như: sổ tay (loại nhỏ), bút, compa, kẹp sách, phẩm màu…; các loại đồ chơi trẻ em như: xe mô hình, đất nặn, búp bê, đồ chơi xếp hình trí tuệ, gấu bông…; các sản phẩm hàng tiêu dùng như: đèn học sinh để bàn, áo đoàn viên thanh niên, đồng hồ treo tường, túi (ví) đựng đồ dùng học sinh, ba lô học sinh, bình dựng nước nóng lạnh, lợn tiết kiệm; Một số sản phẩm là đồ lưu niệm như: đồ trang trí nhà cửa, đồ dùng cá nhân, chun buộc tóc, kẹp tóc... Các sản phẩm có nhãn gốc là tiếng nước ngoài (chữ tượng hình, giống chữ Trung Quốc), không có nhãn phụ là tiếng Việt, khiến người tiêu dùng không tiếp cận được thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, cách sử dụng cũng như những cảnh báo với sản phẩm, nếu không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, có thể dẫn đến việc sử dụng sai mục đích của sản phầm và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Hệ thống Nhà sách Đà Nẵng (thuộc Công ty Cổ phần sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng), đang bày bán các sản phẩm hàng tiêu dùng cho học sinh, đồ chơi trẻ em… có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nhãn sản phẩm hàng hóa.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm mặc dù có nhãn phụ tiếng Việt, tuy nhiên việc ghi nhãn chung chung, thiếu thông tin tối thiểu về sản phẩm (nhất là thông tin cảnh báo), rất có thể dẫn tới việc người tiêu dùng không sử dụng không đúng mục đích đối với hàng hóa. Việc ghi thiếu thông tin về thương nhân sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, địa chỉ; thương nhân chịu trách nhiệm về phân phối, địa chỉ... Một số sản phẩm không có hợp quy trên nhãn hàng hóa, thế nhưng vẫn ngang nhiên bày bán công khai tại các nhà sách. Chính vì vậy, người tiêu dùng có quyền nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ của những loại hàng hóa trên, phải chăng các Nhà sách trên đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu?
Điều đáng nguy hại hơn, đây là các Nhà sách lớn trên địa bàn thành phố, là nơi các em học sinh, sinh viên, bạn đọc đến tiếp cận về tri thức giáo dục văn hóa đọc sách, cũng là nơi khởi nguồn của giáo dục tìm hiểu kiến thức pháp luật,… thế nhưng tại đây lại ngang nhiên kinh doanh nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng, trò chơi trẻ em… có dấu hiệu vi phạm về pháp luật.
Nhà sách Phương Nam Đà Nẵng, đang bày bán các sản phẩm hàng tiêu dùng dành cho học sinh, đồ chơi trẻ em… có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nhãn sản phẩm hàng hóa.
Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng ở đâu?
Phóng viên đã nhiều liên hệ với người đại diện Nhà sách Thanh Khê, hệ thống Nhà sách Đà Nẵng (thuộc Công ty Cổ phần sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng) và quản lý Nhà sách Phương Nam để trao đổi thông tin về các nghi vấn của người tiêu dùng. Nhưng phía đại diện Nhà sách Thanh Khê, Nhà sách Đà Nẵng và Nhà sách Phương Nam vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Vậy phải chăng phía Nhà sách Đà Nẵng và Nhà sách Phương Nam, vì lợi nhuận của doanh nghiệp mà chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng?
Trước đó, phóng viên đã có liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Thanh Tùng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6 (thuộc Cục QLTT Đà Nẵng) phụ trách địa bàn quận Cẩm Lệ, trao đổi thông tin về việc Nhà sách Cẩm Lệ (chuỗi hệ thống thuộc Công ty Cổ phần sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng), đang bày bán các sản phẩm hàng tiêu dùng dành cho học sinh và đồ chơi trẻ em… có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nhãn sản phẩm hàng hóa. Ông Tùng cho biết: "Các anh (phóng viên) liên hệ với Cục QLTT Đà Nẵng để trao đổi, tiếp nhận thông tin... có văn bản chỉ đạo xuống Đội (Đội Quản lý thị trường số 6) sẽ xử lý... tôi không được quyền phát ngôn".
Mặc dù phóng viên đã gửi các thông tin trước đó tới người đại diện của Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng- ông Phan Trúc Lâm và phía Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng, tuy nhiên, đến nay tình trạng trên vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Xét về góc độ khác, phóng viên cũng là người tiêu dùng, vì thế khi người tiêu dùng thông tin về các địa điểm kinh doanh có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật, phía Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng và các Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn nên tiếp nhận, kiểm tra, kiểm soát và xử lý sai phạm (nếu có).
Đây là thông tin và cũng là sự gửi gắm niềm tin của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng đến các cơ quan chức năng sở tại. Vì thế, rất mong UBND thành phố Đà Nẵng, Ban chỉ đạo 389 thành phố Đà Nẵng, Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng, cũng như các cơ quan liên quan quyết liệt hơn nữa nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Nêu cao vai trò của người đứng đầu theo đúng tinh thần mà Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Trần Lưu Quang đã nêu tại một hội nghị: “Người đứng đầu các lực lượng, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải quản lý cán bộ của mình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bảo kê, bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm. Các lực lượng, đơn vị liên quan cũng cần phải phối hợp với nhau tốt hơn nữa, trước hết là trong công tác trao đổi thông tin và xử lý từng vụ việc cụ thể; tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm…”. |
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết