(CHG) Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục công bố các vụ kiểm tra xử lý, tiêu thụ sản phẩm nước ngoài không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không tem, nhãn phụ, tuy nhiên tại hệ thống Đồ sơ sinh Ếch Cốm vẫn ngang nhiên bày bán tràn lan.
Hiện nay, nhiều hàng hoá nước ngoài khi được nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam thì trên sản phẩm sẽ phải có ít nhất 2 loại nhãn, bao gồm nhãn gốc mang tiếng nước sản xuất và nhãn phụ mang tiếng Việt. Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hoá theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
( Ngày 09/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chình phủ về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2022).
Thời gian vừa qua, tổng đài Chống hàng giả 1900.066.689 (thuộc Quỹ Chống hàng giả) đã nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc cửa hàng Đồ sơ sinh ẾCH CỐM đang bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt.
Qua tìm hiểu, đồ sơ sinh ẾCH CỐM - hệ thống sơ sinh mẹ và bé ra đời từ năm 2016, kinh doanh các sản phẩm dành cho mẹ và bé. Trên website echcom.vn, hệ thống này giới thiệu có 17 cơ sở trên cả nước như: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hồ Chí Minh. Trong đó, Hà Nội có tới 12 cơ sở.
Để tìm hiểu rõ hơn về phản ánh của người tiêu dùng, ngày 22/4/2023, phóng viên Tạp chí Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại (CHG) đã khảo sát tại 4 cửa hàng: cửa hàng Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 322 Hồ Tùng Mậu, Nam Từ Liêm, Hà Nội; cửa hàng Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 148 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội; cửa hàng Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 59 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội; cửa hàng Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 268 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội và nhận thấy: phản ánh của người tiêu dùng thời gian qua là đúng.
Ghi nhận của phóng viên tại thời điểm khảo sát, nhận thấy rằng, tại đây đang bày bán các sản phẩm dành cho mẹ và bé như: sữa, đồ ăn dặm cho bé; bỉm tả - đồ dùng vệ sinh; nước rửa tay, nước rửa bình, phấn rôm, kem trị hăm, kem chống nắng, sữa tắm, dầu gội, xe – đai- địu, thời trang và đồ chơi cho bé; thực phẩm chức năng dành cho mẹ bầu và sau sinh,…
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm tại cả 4 cơ sở này không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, tìm hiểu thông tin sản phẩm về nguồn gốc xuất xứ,…
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại hệ thống sơ sinh mẹ và bé – đồ sơ sinh ẾCH CỐM:
Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 322 Hồ Tùng Mậu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 148 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 59 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 268 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Có thể dễ dàng nhận thấy, tất cả những sản phẩm nêu trên mặc dù chi chít chữ nước ngoài nhưng tuyệt nhiên không được dán tem, nhãn phụ tiếng Việt. Chiếu theo điều 7, của Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính Phủ về quy định của nhãn hàng hoá, hàng nhập khẩu thì hiện các sản phẩm bày bán tại các cửa hàng nói trên đang vi phạm không dán tem, nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng về: nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, thành phần, chức năng, hạn sử dụng,… của sản phẩm.
Đặc biệt, nếu như người sử dụng hiểu sai và dùng sai mục đích của sản phẩm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại trực tiếp đến sức khoẻ.
Như vậy, để xử lý tình trạng nhập nhèm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; để bảo vệ người tiêu dùng thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
* Theo ý kiến ông Hồ Quang Thái phó chủ tịch Quỹ chống hàng giả (nguyên phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia)
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc mua bán, vận chuyển hàng hóa không được diễn ra một cách tùy tiện mà được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa. Theo đó, các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đảm bảo đúng quy định về nhãn hàng hóa, đặc biêt đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt nam, cụ thể:
- Tại khoản 5 điều 1 (sửa đổi bổ sung điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
- Tại khoản 6, điều 1 (Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhận chịu trách nhiệm về hàng hóa:
3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”;
-Tại khoản 7, điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) về xuất xứ hàng hóa
“Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm từ hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”, “đóng chai tại”, “phối trộn tại”, “hoàn tất tại”, “đóng gói tại”, “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa”.
- Bên cạnh đó, tại phụ lục l (kèm theo nghị định số 111/2021/NĐ-CP, ngày 09/12/2021 của Chính phủ) quy định các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loai hàng hóa (bao gồm 68 chủng loại hàng hóa), ví dụ:
1. Đối với nhóm hàng hóa là Lương thực, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2. Đối với nhóm hàng hóa là Thực phẩm, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3. Đối với nhóm hàng hóa là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
Nhưng theo phản ánh của người tiêu dùng gửi đến tổng đài tiếp nhận thông tin chống hàng giả 1900.066.689 của Quỹ chống hàng giả và kết quả khảo sát, ghi nhận của phóng viên Tạp chí điiện tử Kỹ thật chống hàng giả tại 4 cừa hàng Đồ sơ sinh ẾCH CỐM (nêu trên), cho thấy: Các sản phẩm hàng hóa của chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh Ếch Cốm, trên bao bì sản phẩm hàng hóa toàn bộ ghi bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam; không ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và không ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa; các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loai hàng hóa của một só sản phẩm bày bán tại chuỗi cửa hàng cũng không có hoặc chưa đầy đầy đủ (theo các quy định nêu trên). Điều này cho thấy Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh Ếch Cốm đang có dáu hiệu hành vi vi phạm buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc đang có hành vi buôn bán hàng nhập lậu. Tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm và giá trị hàng hóa vi phạm… có thể bị xử lý theo môt trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1:
Nếu Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh Ếch Cốm chỉ đơn thuần buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác, theo khoản 13 điếu 3 nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định "hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ" là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Thì bị xử lý hành chình theo điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.
Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm.
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp 2
Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh Ếch Cốm nếu có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, theo khoản 06 điếu 3 nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định hàng hóa nhập lậu gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Trong trường hợp này, cũng tùy theo tình chất, mức độ hành vi vi phạm và giá trị hàng hóa vi phạm, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội buôn lậu thì sẽ bị khởi tố theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu cụ thể như sau:
(1) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
(2) Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
(3) Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
- Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
- Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
- Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
*Khuyến nghị người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông thái, nên đọc kỹ các văn bản quy định của Nhà nước, hiểu và nắm chắc các quy định về nhãn hàng hóa…để có thể phân biệt được đâu là hàng giả, hàng thật, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu….chỉ mua những sản phẩm hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các thông tin về hàng hóa theo quy định của pháp luật, kèm theo hướng dẫn sự dụng…
Phóng viên của Tạp chí sau khi tác nghiệp, đã nhiều lần liên hệ nhưng không nhận được thông tin phản hồi. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
12
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết