(CHG) Thuốc giả đang là vấn nạn gây nhức nhối cho người tiêu dùng. Thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện ra các kho tân dược giả, với nhiều sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc. Hãy gọi Tổng đài Chống hàng giả: 1900066689 khi phát hiện ra thuốc giả, gian lận thương mại hàng hoá.
Các cơ quan chức năng vào cuộc chống thuốc giả. Ảnh minh họa
Hàng ngàn thuốc giả tại kho tân dược
Vấn đề thuốc giả đã gây nhức nhối cho các cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Đã có hàng loạt mẫu thuốc tân dược bị làm giả, đa số là kháng sinh (những loại có thương hiệu nổi tiếng, đắt tiền).
Trình độ làm giả thuốc tân dược ngày càng tinh vi, khó có thể phát hiện những điểm khác nhau nếu không thực sự so sánh kĩ lưỡng cũng như có kinh nghiệm.
Đầu tháng 8/2022, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội lấy mẫu sản phẩm thuốc viên nén dài bao phim Cefuroxim 500mg tại Công ty TNHH Dược phẩm Đa Phúc (thôn 5, xã Phú Cát, Quốc Oai, Hà Nội). Kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu sản phẩm trên có hình thức nhãn và viên không giống mẫu thuốc thật, không có phản ứng định tính Cefuroxim.
Trung tâm đã báo cáo sự việc cho Cục Quản lý Dược và đã chỉ ra các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc Cefuroxim 500mg thật như: Chữ in trên nhãn hộp thuốc giả có phông chữ khác so với thuốc thật.
Ngoài ra, một số chữ trên bao bì thuốc giả bị lệch so với bao bì thuốc thật. Xung quanh viền thuốc giả in số lô - hạn sử dụng trên vỉ có sự sai khác so với thuốc thật. Thuốc giả viền xung quanh nhẵn bóng, thuốc thật viền xung quanh có gai.
Viên thuốc thật là viên nén dài, bao phim màu trắng, mặt và cạnh trơn bóng. Thuốc giả cũng là viên nén dài màu trắng nhưng không trơn bóng, thành cạnh không sắc nét.
Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân không buôn bán, sử dụng sản phẩm giả có dấu hiệu nhận biết như trên. Cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefuroxim 500 giả.
Đáng chú ý hơn, ngày 11/8, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 Cục QLTT Hà Nội đã triệt phá một kho thuốc trị bệnh và biệt dược khủng với nhiều loại thuốc dùng để điều trị tiểu đường, ung bướu, mỡ máu…
Kho thuốc có địa chỉ tại phòng 1803 tòa nhà HANOI CENTER POINT số 27 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện các loại thuốc kháng sinh Tavanic, thuốc chữa ung bướu Femera, thuốc chữa đau đầu Depakin, thuốc huyết áp Plavix, Thuốc điều trị mỡ máu Crestor, Thuốc trị tiểu đường các loại… được chứa trong hơn 50 thùng các tông. các loại thuốc này do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Khi lực lượng quản lý thị trường kiểm tra thì các thùng thuốc được đặt la liệt quanh nhà, trong nhà vệ sinh, thậm chí cả trong ngăn kéo tủ. Tổng số hàng hóa tại cửa hàng là 147.962 đơn vị thuốc các loại.
Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh là Nguyễn Anh Tú (sinh năm 1994) không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc lô hàng. Toàn bộ số hàng hóa là thuốc nói trên được ông Tú mua trôi nổi tại chợ thuốc Hapulico, rồi bán lại để kiếm lời.
Ngày 14/8/2022, Đội Quản lý thị trường số 6 phối hợp với Đội 3 Phòng PC03 Công an tỉnh Lạng Sơn đã khám phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính đối với xe ô tô khách loại 16 chỗ BKS 29B-159.57 tại địa bàn thôn Yên Thành, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Lực lượng chức năng phát hiện trong khoang chở khách của ô tô cất giấu 950 sản phẩm thuốc bôi trị ngứa do nước ngoài sản xuất. Tổng trị giá hàng hóa là 19.000.000 đồng.
Tài xế cũng là chủ lô hàng – ông Nguyễn Trọng Đường (SN 1969, thường trú phường Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số thuốc. Số tân dược chưa được kiểm định chất lượng của cơ quan y tế, cũng không nằm trong danh mục thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam.
Theo điều tra, số thuốc này được mua trôi nổi trên thị trường tại Hà Nội với mục đích mang về Lạng Sơn bán cho người tiêu dùng kiếm lời. Đội Quản lý thị trường số 6 đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt ông Nguyễn Trọng Đường về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với mức phạt 10.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc nhập lậu.
QLTT số 1 tại Hà Nội triệt phá kho tân dược
Chống thuốc giả cần ưu tiên hàng đầu
Theo các cơ quan chức năng có đến 80% lượng dược liệu đang lưu hành trong nước là nhâp khẩu từ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) và đa số không có nguồn gốc rõ ràng. Các dược liệu này đã được đưa vào thị trường Việt Nam dưới dạng nhập khẩu nông sản, hoặc nhập lậu tại các vùng biên giới nên khó kiểm soát lượng.
Theo chuyên gia y tế, nếu sử dụng phải tân dược không rõ nguồn gốc xuất xứ, không những không mang lại hiệu qủa điều trị, mà có thể gây hậu quả khó lường đối với bệnh nhân.
Đặc biệt đối với trẻ em từ dưới 5 tuổi, nếu sử dụng thuốc kháng sinh giả có thể gây dị ứng, ngộ độc cấp, suy gan, thận...Thực tế đã có vài trường trường hợp trẻ em tử vong do bệnh lí, biến chứng gan, thận. Và có nhiều trường hợp ngộ độc kim loại nặng đã ghi nhận khi sử dụng dược liệu, kể cả người lớn và trẻ em.
Theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng Cục Quản lý thị trường, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm trí tuệ xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu. Hàng loạt hàng hoá từ hàng tiêu dùng thông thường đến hàng hoá có giá trị cao, hàng hoá có chức năng quan trọng như: thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng (làm đẹp cho phụ nữ), phân bón... đều có thể bị xâm phạm, làm giả
Theo ông Nguyễn Đức Lê, nguyên nhân của hành vi làm giả thuốc: Thứ nhất là lợi nhuận của hành vi sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm chức năng giả là rất lớn. Thứ hai là ý thức người tiêu dùng chưa cao, vẫn tự mua thuốc không theo đơn, tự tìm mua trên các chợ mạng.
Thứ ba, thương mại điện tử phát triển vượt bậc, dẫn đến các đối tượng lợi dụng để bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ tư là việc giám định thuốc hoặc thực phẩm chức năng đòi hỏi kinh phí lớn và thời gian dài để kiểm tra, xác minh.
Thứ năm là sự vào cuộc của doanh nghiệp, Hiệp hội có liên quan chưa cao, chưa đồng bộ, xuyên suốt.
Và cuối cùng là lực lượng quản lý thị trường cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức, liên quan tới thuốc và thực phẩm chức năng cũng như thông tin kịp thời về thuốc giả hoặc xâm phạm bản quyền.
"Việc kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc ... là phương pháp được lựa chọn tối ưu để xác định độ thật giả của một sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta cần một khoản kinh phí lớn và thời gian để đánh giá, điều tra. Đây là rào cản lớn trong việc phát hiện và kịp thời xử lý vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả trên thị trường.
Mặc dù lực lượng Quản lý thị trường đã được phân bổ rộng rãi trên khắp cả nước, nhưng vẫn không đủ đối đầu với đối tượng gian lận với số lượng đông đảo và ngày càng tinh vi, đến từ các ngành nghề khác nhau...", ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh.
Về giải pháp chống lại việc thuốc giả tràn lan, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng thư ký, Chánh văn phòng đã chia sẻ: Mong muốn rằng, cùng với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, cần nghiên cứu và phát triển công nghệ chống giả tiên tiến, hiện đại để giải quyết vấn đề chống hàng giả. Song song với đó, các doanh nghiệp Dược cũng nên chủ động tiếp cận, ứng dụng các công nghệ chống hàng giả phù hợp, có khả năng chống giả để bảo vệ uy tín thương hiệu của mình, cũng như bảo vệ sức khoẻ cộng đồng là trách nhiệm và sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc.
Ông Nguyễn Đức Lê cũng cho rằng, cần có giải pháp chống hàng giả hữu hiệu,làm sao để nhận biết thật và giả một cách chính xác, dễ dàng nhất. Cần có những công cụ, giải pháp được pháp luật thừa nhận, áp dụng một cách triệt để có thể hỗ trợ cơ quan quản lý thị trường dễ dàng hơn khi thực thi nhiệm vụ, hoá giải những khó khăn tồn đọng. Đồng thời giúp các lực lượng chức năng có cở sở để đánh giá, xác minh độ thật- giả của hồ sơ sản phẩm, tránh trường hợp bị cho là làm khó doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Cũng cần có sự chung tay của toàn xã hội để chống hàng giả, nhất là thuốc giả bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Trường hợp người tiêu dùng phát hiện hoặc nghi ngờ có thuốc giả, thuốc kém chất lượng, gian lận thương mại, hãy phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Tổng đài Chống hàng giả: 1900066689 để cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết