(CHG) Ngày 6/7, thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang cho biết, trong năm 2024, đơn vị đã tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Cục đã yêu cầu các đội xây dựng kế hoạch năm 2024, trình Cục trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện.
Qua 6 tháng thực hiện, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 70 vụ vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thu phạt gần 800 triệu đồng, với trị giá hàng hóa vi phạm trên 5,5 tỷ đồng. Nổi bật là các trường hợp buôn bán phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thực phẩm giả về giá trị sử dụng và công dụng. Đặc biệt, các vụ buôn bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ chủ yếu được phát hiện qua nền tảng thương mại điện tử.
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm (Ảnh: Cục QLTT Tiền Giang)
Bên cạnh hoạt động kiểm tra và xử lý, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang còn thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phổ biến các quy định pháp luật liên quan trong các lĩnh vực này. Kết quả, Cục đã vận động ký cam kết và văn bản phối hợp tổng cộng 198 lượt, đạt 73% kế hoạch năm 2024.
Đồng thời, 13/15 cơ sở kinh doanh tại các khu vực và tuyến du lịch thuộc địa bàn tỉnh đã ký cam kết không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đạt 87% kế hoạch.
Đặc biệt, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang tiến hành phát 20.000 tờ gấp tuyên truyền một số quy định pháp luật về thương mại điện tử, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa.
Qua đó, từng bước hạn chế, ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lưu thông trên thị trường.
1
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết