(CHG) Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thực hiện thẩm định hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đã thống nhất công nhận 03 sản phẩm mới đạt OCOP 04 sao và tái công nhận 04 sản phẩm đạt OCOP 04 sao.
Sáng ngày 29/6, Ông Phạm Văn Trọng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (gọi tắt Hội đồng) đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Tại hội nghị, có 07 sản phẩm của 04 chủ thể sản xuất của huyện Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho được đánh giá. Riêng huyện Cai Lậy có 03 sản phẩm được đánh giá, phân hạng mới năm 2024 gồm: Sầu riêng tách múi đông lạnh Huỳnh Nương và sầu riêng trái tươi Huỳnh Nương của Công ty TNHH Huỳnh Nương, có địa chỉ ấp Thủy Tây, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, sản phẩm sầu riêng sấy của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hiệp Đức, tại ấp Hiệp Quới, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy. Thành phố Mỹ Tho tham gia 04 sản phẩm đánh giá, phân hạng lại năm 2024 gồm: Gạo đặc sản VD20 Gò Công của Công ty TNHH Thương mại HK có địa chỉ số 15A, đường Trương Thành Công, Phường 9, TP. Mỹ Tho, sản phẩm yến chưng đường phèn 100%, yến chưng đường ăn kiêng 18%, yến chưng dành cho trẻ em 18% của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trí Sơn, tại số 1279, Quốc lộ 50, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho.
Thông qua thẩm định hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Hội đồng đã thống nhất công nhận 03 sản phẩm mới đạt OCOP 04 sao và tái công nhận 04 sản phẩm đạt OCOP 04 sao.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Trọng, đánh giá cao kết quả thẩm định sản phẩm của các chủ thể được công nhận mới và tái công nhận đợt này. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, Hội đồng tiếp tục nghiên cứu thêm các quy định để giúp các chủ thể phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP và nâng hạng sản phẩm OCOP của tỉnh. Đồng thời, phải thẩm định và công nhận kịp thời khi tiếp nhận được hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP của các chủ thể.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các chủ thể quan tâm bảo vệ chất lượng và thương hiệu của sản phẩm, tiến tới đăng ký sở hữu trí tuệ, mạnh dạn có ý kiến để các cơ quan chuyên môn kịp thời hỗ trợ. UBND cấp xã cần động viên, tạo điều kiện cho các đơn vị có điều kiện xây dựng các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng phát triển hơn.
(CHG) Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ với những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những thách thức không nhỏ đến từ tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi, có tổ chức. Trước thực trạng đó, lực lượng Công an nhân dân đã và đang khẳng định vai trò là “lá chắn thép”, “tuyến đầu” trong cuộc chiến phòng, chống các loại tội phạm này, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế đất nước.
Xem chi tiếtBài báo: “Vai trò tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam” do Th.S. Nguyễn Bá Thanh - Trường Đại học Tài chính – Marketing thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam đã luôn là vũ khí sắc bén, là người bạn đồng hành trung thành của cách mạng. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và oanh liệt, từng trang báo, từng bài viết không chỉ là bản tin thông thường mà còn là những “viên đạn tư tưởng”, là lời hịch hiệu triệu cả dân tộc đứng lên giành độc lập, tự do.
Xem chi tiếtBài báo Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai do ThS. Nguyễn Thị Thu Hương (Khoa Quản trị và Marketing - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến" ThS. Đào Văn Hảo (Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Văn Hiến) và ThS. Nguyễn Huỳnh An (Khoa Kinh doanh & Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn) thực hiện.
Xem chi tiết