Quảng cáo sản phẩm BigBB Plus như thuốc chữa bệnh?


(CHG) Bản chất của thực phẩm chức năng chỉ là hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thế nhưng, trong thời gian vừa qua đã có không ít sản phẩm được quảng cáo như thuốc chữa bệnh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, vi phạm các quy định quảng cáo dành cho thực phẩm chức năng. Vừa qua, người tiêu dùng phản ảnh sản phẩm BigBB Plus mặc dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng lại đang được một số đối tượng quảng cáo như một loại thuốc chữa ho, sổ mũi, đau họng.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp và hành động cụ thể để xử lý, ngăn chặn tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) sai quy định. Thế nhưng, vấn nạn này vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Theo số liệu do Hiệp hội TPCN Việt Nam, sau hơn 20 năm phát triển, thị trường TPCN Việt Nam phát triển nhanh, số lượng sản phẩm đăng ký mới hàng năm có thể lên tới con số chục nghìn, trên 70% là sản phẩm sản xuất trong nước. Người biết và sử dụng TPCN tăng lên trên 60%, tuy nhiên, thời gian qua, trong việc sản xuất TPCN có hiện tượng sản xuất không đúng như bản đăng ký công bố sản phẩm. Mặt khác, trong quảng bá và truyền thông, việc quảng cáo sai thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, quảng cáo như thần dược, khiến nhiều người mua và sử dụng sản phẩm không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền mất tật mang, khiến dư luận bức xúc.
Vừa qua, người tiêu dùng đã thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc một số đối tượng đưa ra những lời quảng cáo ''có cánh'' để nói về sản phẩm BigBB Plus, có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Quỹ đã chuyển thông tin tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.

Sử dụng hình ảnh dược sĩ để quảng cáo TPCN như thuốc điều trị
Cụ thể, theo khảo sát của phóng viên, trên website: http://Bigbbplus.vn giới thiệu sản phẩm BigBB Plus được phân phối bởi Công ty TNHH Viễn Bằng, địa chỉ số 261 đường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội; sản xuất bởi Công ty TNHH Tư vấn Y dược quốc tế - Nhà máy công nghệ cao IMC Quang Minh có địa chỉ tại B18+19, khu B Hoàng Cầu, Đống Đa, TP Hà Nội. Sản phẩm được bán với giá 165.000 đồng/hộp (hộp 16 gói); đồng thời, đưa ra lời khuyên: trẻ từ 5-12 tuổi sử dụng 4 gói/ngày, nên cho trẻ dùng liên tục 1 tháng để có kết quả tối ưu. Tại website này đăng tải video sử dùng hình ảnh của người bán thuốc khuyên người tiêu dùng nên sử dụng BigBB Plus khi bị đờm, ho, viêm họng.  Bài viết “Bé dùng BigBB Plus bao lâu thì cải thiện tình trạng ho đờm, sổ mũi?” tại website nói trên còn đưa ra lời tư vấn: Khi con trên 2 tuổi, đang bị ho đờm, sổ mũi  và được chuẩn đoán mắc bệnh viêm đường hô hấp thì có thể sử dụng BigBB plus để hỗ trợ giảm các triệu chứng trên, sau 3-5 ngày sử dụng bé giảm sổ mũi, mũi thông thoáng; sau 5-7 ngày bé giảm ho đờm, viêm rát họng. Thậm chí, sản phẩm trên còn được dựng hẳn một video có tên “Cốm BigBB Plus dùng cho trẻ: Sổ mũi, ho đờm, viêm họng, hạn chế dùng kháng sinh” để quảng cáo trên Youtube. Trong video sử dụng những câu hát với ngôn từ như: Chỉ cần sau 3 hôm là thổi bay nước mũi, thêm 5 hôm chẳng cần lo ho chi, không lo ho, không lo đau… Cách thức quảng cáo này đang gây nhầm lẫn khiến cho người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm BigBB Plus như là một loại thuốc điều trị ho, sổ mũi, viêm họng.
Như vậy, có thể thấy việc một số đối tượng đang quảng cáo sản phẩm BigBB Plus như trên đã và đang gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Rất mong các cơ quan chức năng tang cường kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm nếu có, để các sản phẩm TPCN phát triển một cách bền vững, phát huy được hiệu quả.
Theo PGS, TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: Bản chất của thực phẩm chức năng chỉ là hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những trường hợp quảng cáo sai sự thật. Thậm chí một số nhà in, nhà xuất bản tham gia làm các ấn phẩm có nội dung không đúng với quy định và quảng cáo thực phẩm chức năng phóng đại như thần dược, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng. Hiện đã có rất nhiều quy định chặt chẽ như cấm sử dụng từ "điều trị" trong quảng cáo, cấm quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, cấm được dùng hình ảnh hoặc uy tín của cơ sở y tế để quảng cáo, cấm dùng các bài viết của bệnh nhân, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều công ty, cơ quan truyền thông vi phạm, còn bệnh nhân thì rất ít người biết vấn đề này”.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3