​Ba lưu ý quan trọng khi mua thực phẩm chức năng


(CHG) Thực phẩm chức năng hiện được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trước hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan, người tiêu dùng cần có kiến thức để chọn lựa các sản phẩm bảo vệ sức khỏe này.

Đọc và hiểu được các thành phần ghi trên bao bì
Để là người tiêu dùng thông thái, trước hết cần đọc và hiểu được các thành phần ghi trên bao bì. Đặc biệt, hàm lượng của các chất hỗ trợ điều trị, chẳng hạn như xương khớp hay bổ não, có đủ để mang lại tác dụng cải thiện vấn đề sức khỏe của bạn hay không? Trong thực tế, nhiều sản phẩm bổ sung thành phần có các hoạt chất hỗ trợ phục hồi sức khỏe nhưng hàm lượng thấp nên không mang lại nhiều lợi ích.
Đọc kỹ nhãn sản phẩm
Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm và kiểm tra thành phần để đảm bảo sản phẩm không chứa các thành phần gây dị ứng hoặc tương tác với các loại thuốc khác đang sử dụng. Phương pháp tốt nhất vẫn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, an toàn, và lành tính. Hãy tìm hiểu kỹ về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là đối tượng người lớn tuổi.
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và thời gian. Mặc dù TPCN không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữ bệnh, tuy nhiên cũng cần lưu ý dùng đủ liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó cần kiểm tra xem sản phẩm có đạt được các chứng nhận kiểm định chất lượng hay không. Các thương hiệu sản xuất TPCN uy tín sẽ tuân thủ những kiểm định chất lượng quốc gia sở tại và quốc tế như GMP, ISO 9001, UL, Non GMO, FSSC, HACCP… Trong đó, các sản phẩm đạt chứng nhận của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm như Hoa Kỳ (FDA) được đánh giá cao.
Tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm qua nhiều kênh
Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam có thể tự tìm hiểu về nguồn gốc của sản phẩm qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Trong đó, website Dịch vụ công trực tuyến - Cục ATTP là một kênh tra cứu đáng tin cậy. Từ đây có thể kiểm tra sản phẩm đã được phép lưu hành tại Việt Nam hay chưa, thành phần và công dụng của sản phẩm được đăng ký với Cục ATTP gồm những gì, thậm chí có thể xem được hồ sơ quảng cáo các sản phẩm ra sao...

Theo Bộ Y tế, thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm được sử dụng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có giá trị dinh dưỡng, giữ cho cơ thể ở trạng thái thoải mái, giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng.
TPCN có nhiều tên gọi khác như: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học. TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trong những năm qua, trước sự “nở rộ” của TPCN, nhiều doanh nghiệp sản xuất TPCN trong và ngoài nước không đăng ký với cơ quan quản lý mà tự công bố hoặc đăng ký với cơ quan quản lý một đằng nhưng khi sản xuất đưa ra thị trường chất lượng một nẻo. Cộng với sự phát triển của truyền thông, đa số TPCN được thổi phồng về chất lượng, không đúng giá trị sử dụng, khiến người dân mù quáng, loạn thông tin.
Điều đáng lo hơn là thực phẩm chức năng giả thường có thành phần chứa chất cấm, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ nhưng được thổi phồng công dụng như thần dược chữa bệnh… là vấn đề nhức nhối và gây nhiều hệ luỵ.

 
 

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua

(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3