Sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả ba bị cáo lãnh án lên tới 22 năm


(CHG) Thời gian qua, mũ bảo hiểm giả Nón Sơn được tiêu thụ trên các sàn thương mại và lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều kho sản xuất, buôn bán mũ giả. Sáng 6/3, Toà án nhân dân quận Bình Tân (TP.HCM) vừa tuyên phạt 3 bị cáo với tổng mức án 22 năm tù giam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là mặt hàng mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Nón Sơn.
Các bị cáo tại phiên toà xét xử về sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả.
Ngày 28/2, sau thời gian trả hồ sơ điều tra bổ sung, Toà án nhân dân quận Bình Tân đã mở lại phiên toà xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Hà Bảo Châu (47 tuổi, ngụ quận Tân Phú), Nguyễn Vinh Quang (31 tuổi), Đỗ Quang Hải (32 tuổi, cùng ngụ quận Bình Tân), mỗi bị cáo 7 năm 3 tháng tù giam cùng về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.

Cáo trạng cho biết, tháng 1/2021, bị cáo Châu liên hệ bị cáo Hải mua vỏ mũ bảo hiểm đã sơn có chữ “Nón Sơn” và logo trên vỏ mũ các loại, với giá từ 9.000-16.000 đồng/cái. Bị cáo Hải đã bán cho bị cáo Châu 3.000 cái vỏ mũ bảo hiểm. Sau đó, bị cáo Châu mua thêm các nguyên liệu trôi nổi trên thị trường rồi tự dùng máy sản xuất thành mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Nón Sơn để rao bán.

Mỗi tháng, bị cáo Châu sản xuất được khoảng 400-500 chiếc mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Nón Sơn và bán cho bị cáo Quang. Giá thành được phân theo 3 loại gồm 65.000 đồng/cái, 27.000 đồng/cái và 20.000 đồng/cái. Sau khi trừ các chi phí, đối tượng thu lợi bất chính từ 3.000-4.000 đồng/cái. 

Từ tháng 1/2021 cho đến khi bị phát hiện, bị cáo Quang mua của bị cáo Châu khoảng 2.000 cái mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Nón Sơn và bán ra thị trường khoảng 500 cái, thu lợi bất chính khoảng 3 triệu đồng.  Bị cáo Quang bán mũ bảo hiểm giả trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo với giá từ 50.000-100.000 đồng/cái. 

Cáo trạng xác định, bị cáo Châu có vai trò mấu chốt, bị cáo Hải có vai trò giúp sức đã sản xuất 2.249 mũ bảo hiểm giả Nón Sơn với giá trị tương đường hàng thật hơn 1,3 tỉ đồng. Bị cáo Quang có vai trò giúp sức bán mũ bảo hiểm Nón Sơn giả ra thị trường.
Tại phiên toà, các bị cáo đều thừa nhận hành vi theo cáo trạng nêu và cho biết vì thiếu hiểu biết nên không nghĩ đến hậu quả lớn như vậy. Toà án nhân dân quận Bình Tân đã tuyên phạt 3 bị cáo với tổng mức án 22 năm tù giam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thời gian trước, vào khoảng tháng 8 năm 2022, Cảnh sát kinh tế Công an TP. HCM đã đồng loạt bắt quả tang một đường dây sản xuất và tiêu thụ nón kết vải, giả nhãn hiệu Nón Sơn với số lượng “khủng”. Tang vật thu giữ lên đến hơn 30 ngàn thành phẩm, tương ứng với giá trị thật khoảng 38 tỷ đồng.
Không chỉ phát hiện mua bán hàng giả, hàng nhái sản phẩm giả nhãn hiệu Nón Sơn, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM phối hợp với công ty phát hiện nhiều cơ sở sản xuất hàng giả nhãn hiệu quy mô lớn. Đơn cử là vụ phát hiện một kho hàng khoảng 1000m2 trên địa bàn quận Bình Tân đang sản xuất hàng ngàn mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Nón Sơn. Tại đây, việc đầu tư máy móc, trang thiết bị cũng như quy trình sản xuất hàng giả diễn ra rất tinh vi, chuyên nghiệp. Mỗi ngày, cơ sở này có thể “xuất” ra thị trường 4 đến 5 ngàn mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Nón Sơn. Được biết, tổng giá trị hàng hóa bị tạm giữ tại cơ sở nói trên lên đến hàng chục tỷ đồng. 8 đối tượng đã được đưa về trụ sở để điều tra, làm rõ.
Còn lại: 1000 ký tự
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3