Số vụ gian lận thương mại, hàng giả tăng trên 150% trong quý I/2023


(CHG) 3 tháng đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 714 vụ hàng hóa nhập lậu, hàng giả (tăng 156,83% so với cùng kỳ) trong đó xử lý 684 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước 11.469.441.000 đồng và nộp ngân sách địa phương 1.223.352.000 đồng.
Quản lý thị trường TP. HCM đã xử lý 12 vụ vi phạm liên quan đến đường cát trong quý 1/2023.
Theo Cục Quản lý thị trường TP. HCM, các lĩnh vực vi phạm nổi cộm 3 tháng đầu năm nay gồm: Thuốc lá, hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, đường lậu và hàng giả. Trong đó, với thuốc lá nhập lậu, các đội quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 18 vụ vi phạm, tạm giữ 1.298 bao thuốc lá điếu và 2.011 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, tinh dầu.
Với hàng hóa nhập lậu, các đội đã kiểm tra, xử lý 201 vụ, tạm giữ 254.335 đơn vị sản phẩm dụng cụ y tế, thuốc tân dược, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo, linh phụ kiện điện thoại di động, hàng điện lạnh, hàng điện gia dụng, điện thoại di động, văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân... với tổng giá trị hàng hóa vi phạm ước tính hơn 7,5 tỷ đồng.
Với hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đã kiểm tra, xử lý 262 vụ vi phạm, tạm giữ 322.616 đơn vị sản phẩm đồ dùng cá nhân, hóa chất, hàng điện gia dụng, hàng gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm, dụng cụ y tế, vải, mắt kính…
Với hàng giả, các đội quản lý thị trường tăng cường kiểm tra tại các trung tâm thương mại, tuyến đường phố. Qua đó, phát hiện và xử lý 167 vụ vi phạm về các hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa; tạm giữ 35.538 đơn vị sản phẩm quần áo, giày dép, mỹ phẩm, túi xách, ví, hàng điện tử, phụ tùng xe máy, đồng hồ… nhãn hiệu Honda, Adidas, Nike, Chanel, Valentino, Apple, Uniqlo...
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm ước tính hơn 1,5 tỷ đồng. Trong đó, đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 03 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Riêng đối với mặt hàng đường cát, trong quý I/2023 đã kiểm tra, xử lý 12 vụ vi phạm, hàng hóa tạm giữ 61.142kg đường cát không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo Cục Quản lý thị trường TP. HCM, số tiền phạt hành chính của 684 vụ vi phạm trong 3 tháng đầu năm là 12.692.793.000 đồng, nộp ngân sách Trung ương 11.469.441.000 đồng và nộp ngân sách địa phương 1.223.352.000 đồng. Chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố hình sự 3 vụ./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Xử phạt 01 đối tượng vẫn chuyển hàng hóa với nhiều hành vi vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng thực hiện vận chuyển hàng hóa về 03 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt 130 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia lai kiểm tra, xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu trên mạng xã hội, với tổng số tiền là 73.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

(CHG) Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Xem chi tiết
2
2
2
3