Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thế nào?


(CHG) Việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu bằng biện pháp hành chính nên cá nhân và doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm, thậm chí còn có tình trạng xử phạt rồi tiếp tục tái diễn. Thực tế, tình trạng hàng giả, hàng nhái hiện còn "đất sống" vì đây là "mảnh đất" siêu lợi nhuận, trong khi chế tài xử lý người bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ở nước ta còn nhẹ và chưa đủ sức răn đe

Ảnh minh họa về sở hữu trí tuệ.
Xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường với trình độ công nghệ ngày càng cao, việc sản xuất các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được tiến hành với quy mô lớn và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng được lưu thông với phạm vi rộng, khiến cho số người bị ảnh hưởng hoặc bị tổn hại cũng sẽ chiếm số đông trong xã hội. 
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tùy thuộc vào yếu tố nào bị làm giả mà có những mức phạt khác nhau.
Cụ thể, đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 Nghị định, mức phạt từ 5 - 100 triệu đồng, người buôn bán bị phạt tiền từ 1 - 70 triệu đồng; đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này bị xử phạt từ 2 - 50 triệu đồng, còn người buôn bán bị phạt tiền từ 1 - 50 triệu đồng; hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 500 nghìn - 50 triệu đồng; hành vi buôn bán bị phạt từ 300 nghìn - 30 triệu đồng.
Hành vi xâm phạm quyền SHTT làm cho chủ thể quyền bị tổn hại như giảm thị phần, giảm lợi nhuận, làm suy giảm lòng tin của khách hàng vào sản phẩm. Vậy khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp SHTT xảy ra, chúng ta cần phải khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.
LS. Lê Xuân Trường (Công ty Luật Innetco) cho biết, để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (XPQSHCN), cần phải xác định yếu tố xâm phạm đối với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Yếu tố xâm phạm là sự thể hiện cụ thể kết quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Yếu tố xâm phạm là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định hành vi đó là hành vi xâm phạm.
Hành vi XPQSHCN được hiểu là việc cá nhân, tổ chức không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại các điều 121 và 123 của Luật Sở hữu trí tuệ mà thực hiện một trong số các hành vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ quy định tại Điều 124 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng, đồng thời, người thực hiện hành vi đó không phải là người có quyền sử dụng trước quy định tại Điều 134 của Luật Sở hữu trí tuệ và các hành vi sử dụng nói trên không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ, gồm:
Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự theo quy đinh tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Điểm mới Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 
Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005, có hiệu lực năm 2006, đến nay, Luật qua đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009, 2019 và 2022; các nội dung sửa đổi, bổ sung năm 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2023. Mặc dù các thay đổi tập trung vào các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan và trình tự, thủ tục, điều kiện xác lập quyền bảo hộ…
Đối với các quy định về nhãn hiệu: Bổ sung dấu hiệu âm thanh có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu với điều kiện phải thể hiện được dưới dạng đồ họa. Tuy nhiên, nội dung này chưa được hướng dẫn cụ thể (đồ họa dạng khuông nhạc lý, lời hát, biểu đồ sóng âm...).
Trên thực tế, lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nhiều vụ việc hàng hóa, quần áo, giày dép giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. Sửa đổi quy định nhãn hiệu nổi tiếng theo hướng thu hẹp phạm vi và đối tượng xem xét lấy ý kiến khi đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Từ quy định “là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” thành “là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.
Bên cạnh đó, việc xác định một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xem xét, đánh giá yếu tố xâm phạm, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng (nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng) được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, Luật bãi bỏ quy định về nhãn hiệu liên kết. Tuy nhiên, điều khoản chuyển tiếp không quy định trực tiếp về hiệu lực của các nhãn hiệu liên kết đã được cấp văn bằng trước thời điểm 01/01/2023. Ngoài ra, bổ sung quy định về “dụng ý xấu” khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Đây là thuật ngữ pháp lý lần đầu tiên được bổ sung vào Điều 96 và Điều 117 nhằm khắc phục tình trạng “đầu cơ nhãn hiệu”, xu hướng đang gia tăng gần đây dựa trên quy định “nộp đơn đầu tiên”.
Với quy định về “dụng ý xấu”, chủ nhãn hiệu có thêm một cơ sở pháp lý quan trọng để phản đối hiệu lực của nhãn hiệu do bên thứ ba đã nộp đơn hoặc đăng ký trên cơ sở không trung thực (dụng ý xấu) qua đó giành lại quyền nhãn hiệu của mình theo thủ tục phản đối hoặc hủy bỏ nhãn hiệu. Đồng thời tạo thuận lợi cho cơ quan thực thi trong quá trình xử lý các đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của chủ văn bằng “đầu cơ nhãn hiệu” yêu cầu xử lý đơn vị sản xuất kinh doanh trung thực, ngay thẳng.
Về chỉ dẫn địa lý: Bổ sung quy định về chỉ dẫn địa lý đồng âm, là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau. Tuy nhiên, quy định này chỉ dừng, giới hạn ở chỉ dẫn địa lý (dựa trên thực tế tên riêng đơn vị hành chính hoặc khu vực tạo nên nguồn gốc địa lý của sản phẩm có thể trùng nhau về phát âm hoặc cách viết), không bao gồm nhãn hiệu.
Mở rộng khái niệm kiểu dáng công nghiệp, là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp”. Như vậy, các bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp (ví dụ như chi tiết nhựa tạo hình cho xe máy…) cũng có thể là đối tượng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Về điều kiện kinh doanh dịch đại diện sở hữu công nghiệp: Được quy định theo hướng “mở” hơn về mô hình “tổ chức” (thêm chủ thể là hợp tác xã), điều kiện về Chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Do đó, việc xác định tư cách chủ thể trước khi tiếp nhận thông tin, phối hợp trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm cần được ưu tiên thực hiện.
Về xử lý vi phạm: Bổ sung quy định pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đây, quy định chịu trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng với cá nhân. Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được sửa đổi, tách biệt thành 2 khoản riêng biệt thuộc Điều 213 với 02 trường hợp giả mạo là “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” và “hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý”. Nội hàm của từng trường hợp cũng được điều chỉnh, đặc biệt là quy định về giả mạo chỉ dẫn địa lý. Trước đây, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý được gọi chung là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.
Quy định về các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được chỉnh lý kỹ thuật theo hướng dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Như chúng ta biết, sở hữu trí tuệ là một trong các trụ cột quan trọng để mỗi quốc gia phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế và cũng là cơ hội để đón nhận các thành quả của cách mạng công nghiệp.
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang phát triển như vũ bão. Những thành tựu công nghệ mới tác động tới mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các quốc gia cần tích cực và chủ động ban hành các chính sách, chiến lược phù hợp để không bị tụt hậu với sự phát triển nhanh và mạnh của kỷ nguyên số, của trí tuệ nhân tạo.
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu là tới năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn và rộng khắp.
Cũng theo ông Đinh Hữu Phí, nền kinh tế tri thức hay CMCN 4.0, sở hữu trí tuệ là công cụ để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, là một trong các trụ cột quan trọng để mỗi quốc gia phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế và cũng là cơ hội để đón nhận các thành quả của CMCN 4.0.
Ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động quản lý về sở hữu trí tuệ nhưng cũng dồng thời phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể tạo ra và sở hữu các thành quả đó bằng hệ thống sở hữu trí tuệ đủ mạnh là mục tiêu hướng tới của mỗi quốc gia.
Thách thức đối với Chính phủ Việt Nam là làm sao đưa hệ thống sở hữu trí tuệ phát triển đồng bộ và theo kịp sự lan rộng của các công nghiệp tiên phong trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đồng hành cùng cộng đồng các nhà khoa học và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững./.
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3