Tạm giữ 100 đôi dép có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel và Hermès


(CHG) Thông tin từ Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa cho biết, mới đây Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại Khu đô thị Lê Hồng Phong II, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tạm giữ 100 đôi dép gắn nhãn hiệu Chanel và Hermès, có dấu hiệu giả mạo.


Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở nêu trên đang trưng bày và bày bán giày dép, túi xách và hàng lưu niệm. Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này đang kinh doanh 100 (một trăm) đôi dép gắn nhãn hiệu Chanel và Hermès.
Chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, sổ sách chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa; có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel và Hermès đã được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng giá trị hàng hóa theo giá niêm yết: 60,2 triệu đồng.
Toàn bộ số lô hàng trên được tạm giữ để xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.

Kiểm tra và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu tại Khánh Hòa

Liên quan tới hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tại Gia Lai ngày 20/6/2023, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh T.L.Q.T tại địa chỉ 135 Duy Tân, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Theo đó, trên mạng xã hội Facebook có địa chỉ http://www.facebook.com/Quynhthy816868, chủ hộ đã livestream, chốt đơn và bán hàng, tại đây đoàn kiểm tra đã tạm giữ 111 đơn vị hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu CHANEL, LV, GUCCI, DIOR, HERMES đang được bảo hộ tại Việt Nam. Sau khi hoàn tất hồ sơ, Bà T.L.Q.T bị phạt với tổng số tiền 31.000.000 đồng, buộc tiêu hủy tất cả hàng hóa vi phạm theo quy định của pháp luật.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 5/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế và Công an phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu kiểm tra tại địa chỉ số 390A đường Bình Giã, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện Nguyễn Thị Út Mười sinh năm 1985, hộ khẩu thường trú tại 479/2/18 Trương Công Định, phường 7, TP. Vũng Tàu đang thực hiện livestream bán hàng hóa là mỹ phẩm các loại không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa thu giữ và lập biên bản ghi nhận tạm giữ và niêm phong đối với 2.151 sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm các loại để phục vụ công tác xác minh, xử lý vi phạm theo quy định.
Tại Hà Nội, ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 11 phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hà Đông, Hà Nội tiến hành kiểm tra kho hàng tại số 1, khu nhà dân cư mới, tổ 5, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Qua kiểm tra, lực lượng liên ngành phát hiện trên 250 sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Burberry, Zara… Tổng giá trị hàng hóa vi phạm khoảng 150 triệu đồng. Chủ cơ sở thừa nhận, số hàng hóa trên được nhập trôi nổi trên thị trường nên hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; cơ sở tự dán giá vào sản phẩm và livestream quảng cáo là sản phẩm thời trang hàng hiệu để bán hàng online trên mạng xã hội.

Theo quy định, hàng hóa mang từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan và phải đảm bảo hàng hóa có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời phải đóng các loại thuế, phí theo quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu (không có hóa đơn, chứng từ) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa nhập lậu. Giá trị hàng hóa càng cao thì mức phạt càng lớn. Mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất cho hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Mệnh lệnh không khoan nhượng trước “giặc nội xâm” từ người đứng đầu Chính phủ

LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.

Xem chi tiết
Bán hàng hóa giả mạo thương hiệu nổi tiếng, 02 cơ sở tại Đà Nẵng bị xử phạt, buộc tiêu huỷ

(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Bộ Công an Công bố 12 sản phẩm sữa bột giả, mở rộng điều tra 72 sản phẩm khác

(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.

Xem chi tiết
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc

​(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.

Xem chi tiết
Siết chặt quản lý để ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Xem chi tiết
2
2
2
3