Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thời trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán online


(CHG) 500 sản phẩm thời trang là áo thun nữ đang được một chủ cơ sở ở Đắk Lắk rao bán online, trên nhãn hàng hoá không thể hiện nội dung về xuất xứ hàng hoá, chủ cơ sở không xuất trình được hoá đơn hoặc bất kỳ chứng từ nào chứng minh tính hợp pháp của số hàng này...

Cụ thể, căn cứ thông tin về hoạt động thương mại điện tử thu thập được trên các nền tảng mạng xã hội, ngày 14 tháng 7 năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Tổ công tác Thương mại điện tử (thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk) tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh địa chỉ tại 36 Nguyễn Duy Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột.

Kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở này hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh bày bán hàng trăm sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, đa số đã qua sử dụng
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở kinh doanh đang bày bán hơn 500 sản phẩm thời trang là áo thun nữ, trên nhãn hàng hoá không thể hiện nội dung về xuất xứ hàng hoá, chủ cơ sở không xuất trình được hoá đơn hoặc bất kỳ chứng từ nào chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá. Chủ cơ sở khai nhận mua hàng hoá trôi nổi trên thị trường sau đó đăng lên trang Facebook cá nhân để bán kiếm lời.
Cơ sở hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định
Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý theo quy định.
Liên quan tới kinh doanh thời trang giả nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại Hà Nội ngày 29/4 trước đó, Đội Quản lý thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hà Đông, Hà Nội tiến hành kiểm tra kho hàng tại số 1, khu nhà dân cư mới, tổ 5, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Tại đây, lực lượng liên ngành phát hiện trên 250 sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Burberry, Zara… Tổng giá trị hàng hóa vi phạm khoảng 150 triệu đồng.
Chủ cơ sở thừa nhận, số hàng hóa trên được nhập trôi nổi trên thị trường nên hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; cơ sở tự dán giá vào sản phẩm và livestream quảng cáo là sản phẩm thời trang hàng hiệu để bán hàng online trên mạng xã hội.
Tại Đồng Tháp, ngày 12 tháng 7 mới đây, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra Hộ kinh doanh quần áo T.H 2, địa chỉ: Khóm Tân Thuận, phường An Hòa, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp do T.H.L làm chủ, phát hiện nhiều sản phẩm quần áo không có nhãn phụ tiếng Việt.
Tại đây chủ cơ sở không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa và hộ kinh doanh cũng chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ hoặc giấy tờ khác để chứng minh tính hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ của chủ  65 sản phẩm quần áo các loại theo quy định. Tổng trị giá tang vật trên  31 triệu đồng. Toàn bộ tang vật Đội QLTT số 1 đã ra quyết định tạm giữ.

Căn cứ Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh như sau:hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
+ Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
+ Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
+ Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
+ Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
+ Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó, hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3