(CHG) Trong vòng nửa tháng (từ ngày 20/9 – 5/10), Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã phát hiện 3 vụ việc, xử lý gần 800 chiếc máy làm nóng tinh dầu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện tại hộ kinh doanh của ông Lê Anh Tuấn (SN 1997, ngụ phường Hương Sơn, TP. Thái Nguyên) bày bán 20 chiếc máy làm nóng tinh dầu (8 chiếc nhãn hiệu MESH, 12 chiếc hiệu RODED) nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa khoảng 4.400.000 đồng.
20 chiếc máy làm nóng tinh dầu bị thu giữ.
Ngày 20/9, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Lê Anh Tuấn số tiền 1.500.000 đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lập, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng vi phạm.
Tiếp đó, khoảng 13h ngày 4/10, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hàng kiểm tra xe ô tô BKS 20A-446.28 do tài xế Nguyễn Công Luân (SN 1996, trú phường Chùa Hang, TP. Thái Nguyên) điều khiển. Lực lượng chức năng phát hiện ở cốp sau ô tô có 6 thùng cát tông chứa 750 chiếc máy làm nóng tinh dầu, trong đó 330 chiếc nhãn hiệu ENERGY và 420 chiếc nhãn hiệu LAVIE.
Lực lượng chức năng phát hiện máy làm nóng tinh dậu nhập lậu đang được vận chuyển đi tiêu thụ
Toàn bộ hàng hóa trên xe có xuất xứ nước ngoài, trên vỏ hộp sản phẩm ghi “Made in China”. Làm việc với lực lượng chức năng, tài xế Luân khai mình là chủ sở hữu của lô hàng. Tuy nhiên, tài xế Luân không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng. Đội Quản lý thị trường đã tạm giữ toàn bộ số hàng, đồng thời hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý.
Vào sáng ngày 5/10, Đội Quản lý thị trường số 1 kiểm tra 1 thùng cát tông nghi vấn tại khu vực đường Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên. Lực lượng chức năng phát hiện bên trong có chứa 20 chiếc máy làm nóng tinh dầu nhãn hiệu RODED. Trị giá hàng hóa khoảng 4.000.000 đồng. Chủ của số hàng này được xác định là ông Phạm Văn Lâm.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Lâm không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh được nguồn gốc của hàng hóa. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành quyết định xử phạt ông Lâm số tiền 1.500.000 đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, buộc tiêu hủy toàn bộ 20 chiếc máy làm nóng tinh dầu.
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết