Thu giữ 5.000 sản phẩm thiết bị điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ


(CHG) Trên 5.000 sản phẩm thiết bị điện gồm quạt phun sương, quạt laptop, bảng tự xoá, mũ chống nắng, bút thử điện... không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa bị Quản lý thị trường TP. Hà Nội thu giữ.

Lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện hàng trăm quạt tích điện phun sương không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ngày 12/6, Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Ma túy, Công an huyện Hoài Đức kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh hàng hoá hoá và thu giữ gần 5.000 sản phẩm là quạt phun sương, quạt laptop, bảng tự xoá, mũ chống nắng, bút thử điện... không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cụ thể, ông Đặng Ngọc Huân, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 24 cho biết, Đoàn kiểm tra liên ngành vừa tiến hành kiểm tra đột xuất điểm kinh doanh của ông Vũ Trung Dũng, tại địa chỉ: Dãy nhà 6, khu Phúc Lợi 1, tập thể Thú y, thôn phố Thú Y, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức.

Bảng tự xóa kích thước 8,5 inch, trên nhãn có chữ LCD Writing Tablet do nước ngoài sản xuất.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện điểm kinh doanh đang bày bán: 950 cái bảng tự xóa kích thước 8,5 inch, trên nhãn có chữ LCD Writing Tablet; 800 chiếc mũ chống nắng, trên nhãn có chữ JIANBOMAOYE...
Cùng với đó là 191 chiếc quạt phun sương, công suất 10W; 100 chiếc mic hát kèm loa cầm tay, trên nhãn có in chữ WS-858, Made in China; 2.650 chiếc quạt laptop không có nhãn mác và 600 chiếc bút thử điện hiệu Led test pen.
"Toàn bộ số hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, có nhãn bằng tiếng nước ngoài", ông Đặng Ngọc Huân thông tin và cho biết thêm, thời điểm kiểm tra, ông Vũ Trung Dũng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định.

Đoàn kiểm tra lập biên bản tạm giữ, biên bản niêm phong đối với toàn bộ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định.
Làm việc với Đoàn kiểm tra, ông Dũng trình bày, địa điểm trên ông mới thuê để kinh doanh được hơn 01 tháng nên chưa làm giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định. Toàn bộ số hàng hóa kể trên được mua trôi nổi trên thị trường nên không có hóa đơn chứng từ theo quy định.

Đoàn kiểm tra lập biên bản tạm giữ, biên bản niêm phong đối với toàn bộ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định.

Liên quan tới hàng hóa không rõ xuất xứ, tháng 5/2023 Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội cũng đã phát hiện kho hàng lậu chứa hơn 28.000 sản phẩm (gồm mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ tiện ích cá nhân…) do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ; nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ước tính, tổng giá trị lô hàng vi phạm hơn 1 tỷ đồng.
Kho hàng nghi vấn tại khu vực giữa số nhà 13 và số nhà 15, ngõ 2, Đội 9, Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Chủ cơ sở khai nhận đang thực hiện kinh doanh bằng hình thức online trên sàn thương mại điện tử. Toàn bộ số hàng hóa tại kho đã bị tạm giữ để xác minh làm rõ
Ngày 1/6/2023, Quản lý thị trường TP. Hà Nội cũng triệt phá cơ sở sản xuất collagen giả các loại quy mô khủng tại Chương Mỹ, Hà Nội. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục ngàn sản phẩm collagen dạng nước, dạng viên được quảng cáo xuất xứ Nhật Bản, Mỹ, châu Âu với giá lên tới hơn 2 triệu đồng/chai được làm giả tại một căn nhà cấp 4 xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Hiện toàn bộ hồ sơ vụ việc đã chuyển sang cơ quan điều tra để tiếp tục xác minh làm rõ./.

Theo quy định, hàng hóa mang từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan và phải đảm bảo hàng hóa có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời phải đóng các loại thuế, phí theo quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu (không có hóa đơn, chứng từ) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa nhập lậu. Giá trị hàng hóa càng cao thì mức phạt càng lớn. Mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất cho hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3