LTS: Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Bởi vậy, nhiều ngành nghề đang dần thích ứng với xu hướng trên, trong đó có ngành may mặc. Vì lẽ đó, trên thị trường thời trang, việc các đơn vị sử dụng các chất liệu như: Sợi tre, sợi sồi, sợi cafe... phối kết hợp cùng một số loại nguyên liệu khác, tạo ra những sản phẩm đặc trưng, được người tiêu dùng tin cậy và thường xuyên lựa chọn. Để hiểu rõ về các loại nguyên vật liệu trên, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có buổi phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, chuyên gia trong lĩnh vực sợi và dệt may thời trang, Viện Dệt may Da giầy Thời trang trường Đại học Bách Khoa.
- PV: Thưa ông, hiện nay một số sản phẩm quần áo thời trang trên nhãn hàng hóa ghi có chứa thành phần nhất đinh là: Sợi cafe; sợi tre; sợi sồi... Vậy ông có thể cho biết về quy trình, công nghệ để sản xuất ra các loại vải có chứa các thành phần nguyên liệu trên?
Một số sản phẩm vải được làm từ nguyên liệu tái tạo (nguồn ảnh: internet).
- PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn: Trước tiên mình cần phân biệt các nguồn chất liệu như: Vải cà phê, vải gỗ sồi hay vải gỗ tre... bản chất chưa phải là nguyên liệu thiên nhiên, mà là nguyên liệu tái tạo từ thiên nhiên. Bởi bản thân tre, gỗ, bã cà phê chưa thể kéo ra sợi ngay được, mà phải nghiền các loại nguyên liệu này ra, sau đó pha và tạo ra dung dịch có đủ độ nhớt, độ đàn hồi, độ chịu lực, sau đó mới có thể kéo ra thành sợi...
Công nghệ sản xuất ra những loại vải tre, vải sồi hiện nay hoàn toàn là công nghệ sản xuất xơ Viscose. Với nguyên liệu gỗ sồi, có tỷ lệ an pha Xenluylo đến 99,8% cho nên tỷ lệ thu được các hóa chất làm ra các dung dịch kéo sợi là rất lớn.
Riêng với bã cà phê, đây là loại nguyên liệu có tính đặc thù, không thể kéo thành sợi. Bởi vậy với nguyên liệu này, nhà sản xuất phải nghiền bã cà phê, pha cùng với polyeste... sau đó tạo ra chất nhớt và phun qua hệ thống thổi thủy lực tạo ra sợi.
Để sản xuất ra những loại vải trên là không khó. Tuy nhiên, việc đầu tư máy móc, trang thiết bị dành cho sản xuất các loại vải tái tạo đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí rất lớn, cho nên hiện nay tại Việt Nam chưa có đơn vị sản xuất các loại vải có chứa thành phần nguyên liệu trên.
- PV: Ông có thể cho biết, làm cách nào để người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm dệt may làm từ các chất liệu nói trên?
- PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn: Đối với vải có thành phần là nguyên tre và nguyên liệu sồi, đây là dòng Viscose và Xenluylo đều được làm từ bột gỗ. Bởi vậy, nếu nghi ngờ về chất lượng của nguyên liệu, người tiêu dùng có thể cắt một miếng nhỏ, đốt qua lửa. Quan sát trong quá trình cháy sẽ thấy nếu là vải có chất liệu trên sẽ rất dễ cháy, khói có màu trắng, lửa màu vàng, ít tro và có mùi thơm của Xenluylo.
Riêng đối với vải có thành phần cà phê, với thành phần Polyester chiếm tỷ lệ chính cho nên khi đốt sẽ có mùi khét, vón cục...
- PV: Ông đánh giá thế nào về sản lượng các loại vải được làm từ gỗ sồi, gỗ tre và cà phê tại Việt Nam và trên thế giới? Cũng như tính ưu việt khi sử dụng sản phẩm có chứa thành phần của các loại nguyên liệu trên?
- PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn: Có thể nói, vùng nguyên liệu gỗ sồi và tre hiện nay đang rất sẵn. Bởi vậy, việc sản xuất công nghiệp đại trà vải có chứa hai thành phần nguyên liệu trên là hoàn toàn khả thi.
Còn đối với nguyên liệu vải có chứa thành phần cà phê, nếu đúng là sản phẩm đang chào bán trên thị trường thì việc sản xuất số lượng lớn là việc khó khả thi. Bởi, vải có chứa thành phần cà phê sử dụng thành phần chính là bột (bã) cà phê. Vì vậy, việc thu gom các bã cà phê tại các cửa hàng tiêu thụ cà phê (quán cà phê) rất khó khăn và mất thời gian, khó có thể đáp ứng cho dây chuyền sản xuất quy mô công nghiệp.
Sử dụng sản phẩm thời trang có chứa nguyên liệu tái tạo sẽ giúp cho người tiêu dùng cảm nhận được sự thoáng mát, chống nhăn, có tính co giãn, tính bền, tính dai, có sự kháng khuẩn, thậm chí có khả năng chống tia UV cao... Bởi vậy, việc sử dụng vật liệu tái tạo đang dần trở thành xu hướng đối với các nhà sản xuất thời trang, cũng như đối với người tiêu dùng trong thời gian tới.
- PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Lĩnh vực thời trang đang có xu hướng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu tái tạo. Bên cạnh những đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, vì quyền lợi người tiêu dùng, thì một số doanh nghiệp trong ngành này lại đang cố tình “lập lờ” về bản chất của nguyên liệu sử dụng trong sản phẩm, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Điển hình như vụ việc người tiêu dùng đang “tố” Công ty Cổ phần thời trang Yody về hành vi: Sử dụng chất liệu không đúng như công bố và nhiều hành vi vi phạm khác.
Điều đó không phải là không có cơ sở. Vì, theo một chuyên gia giàu kinh nghiệm (xin giấu tên) trong lĩnh vực sợi và dệt may tại Việt Nam cho biết: “Với sản phẩm áo Polo do Công ty Cổ phần thời trang Yody sản xuất, trên nhãn ghi thành phần là 50% Cafe, 50% Recycle polyeste, có nghĩa là thành phần nguyên liệu chính để sản xuất ra chiếc áo Polo trên là Cafe và Recycle polyeste. Việc trên nhãn sản phẩm áo Polo của hãng này công bố đến 50% thành phần là Cafe, chắc chỉ có trên mặt thương mại, chứ về tính kỹ thuật thì hoàn toàn không thể.
Cafe là loại nguyên liệu không có độ bền kéo đứt, không có độ nhớt, không thể tự tạo ra thành sợi... Để sản xuất ra được vải có thành phần cà phê, trong quá trình tạo sợi Polyeste, nhà sản xuất phải sử dụng thiết bị để trộn thành phần Cafe với Polyeste, sau đó mới tạo ra hạt Polyeste và kéo thành sợi vải. Tuy nhiên, chỉ có thể trộn tỷ lệ dưới 10% để đảm bảo tính chất lý, hóa, độ bền kéo đứt của sợi. Nếu sử dụng quá tỷ lệ trên, sợi vải sẽ không đảm bảo được tính đặc trưng của sợi”.
Cũng theo vị chuyên gia này cho biết: “Hiện nay tại Việt Nam, nhiều đơn vị có thể kiểm nghiệm được vải có thành phần nguyên liệu tre, sồi, cafe. Trong đó, Trung tâm Thí nghiệm Dệt may là một đơn vị điển hình. Căn cứ theo phiếu báo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Thí nghiệm Dệt may cho sản phẩm áo polo ghi thành phần là 50% Cafe, 50% Recycle Polyeste, căn cứ vào các phương pháp thử, căn cứ vào các dung môi sử dụng trong quá trình thử nghiệm, cho thấy kết quả 100% Polyeste hoàn toàn đáng tin cậy”.
Với mong muốn truyền tải thông tin tới độc giả, cũng như trả lời người tiêu dùng việc có hay không thời trang Yody đang vi phạm các quy định của pháp luật trong việc kinh doanh hàng thời trang, ngày 12/7/2023, phóng viên Tạp chí CHG có đặt lịch làm việc với phía lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, phóng viên có nhận được thông: Lãnh đạo bận đi họp nên hẹn làm việc vào hôm khác.
Việc Cục QLTT tỉnh Ninh Bình quyết liệt trong việc đồng loạt kiểm tra hệ thống thời trang Yody trên toàn tỉnh, thể hiện sự quyết tâm đấu tranh với các đơn vị kinh doanh có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật. Đồng thời, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của cơ quan này. Dẫu biết: “Vụ việc này có tính chất vô cùng phức tạp, phải xin và chờ ý kiến chỉ đạo của Tổng Cục QLTT” (lời một lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Ninh Bình), thế nhưng tinh thần “không có vùng cấm” của đồng chí Cục trưởng Phan Thế Anh chắc chắn sẽ tạo được niềm tin cho người tiêu dùng nơi đây.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết