Tiêu hủy gần 10 tấn sản phẩm động vật hoang dã nhập lậu từ Châu Phi.


(CHG) Cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng đã tiến hành tiêu hủy gần 10 tấn sản phẩm động vật hoang dã nhập lậu, gồm vảy tê tê, xương sư tử, ngà voi, sừng tê giác, với trị giá khoảng 300 tỉ đồng.

Ngày 28/12/2023, tại nhà máy - lò đốt của Công ty TNHH thương mại và xây dựng An Sinh tại huyện Đại Lộc (Quảng Nam), Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng và các cơ quan chức năng liên quan sẽ tiến hành tiêu hủy toàn bộ vật chứng của vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm bao gồm 456,9 kg ngà voi, 138,7 kg sừng tê giác, 6,2 tấn vảy tê tê và 3,1 tấn xương sư tử. Dự kiến phải mất 2 ngày, số tang vật trên mới được tiêu hủy hết.

Lực lượng chức năng sẽ tiến hành giám sát quá trình tiêu hủy toàn bộ vật chứng của vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm vi phạm. (Ảnh: ENV)

Đây là vật chứng của Bản án số 13/2023/HSST ngày 21/2/2023 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, với số động vật hoang dã buôn lậu từ châu Phi về Việt Nam, bị phát hiện và bắt giữ tại Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) trong năm 2021 và 2022, có tổng giá trị ước tính lên đến 300 tỷ đồng.

Dự kiến, mất 2 ngày lực lượng chức năng mới có thể tiêu hủy hết số động vật hoang dã là vật chứng của vụ án. (Ảnh: ENV)

Trước đó, tháng 2/2023, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Tài (quê quán huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) 13 năm tù, trong đó 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” và 3 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức”. Đối tượng này cũng bị xử phạt bổ sung 50 triệu đồng.

Số ngà voi bị tiêu hủy tại lò đốt của Công ty TNHH thương mại và xây dựng An Sinh tại huyện Đại Lộc (Quảng Nam). (Ảnh: ENV)

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) chia sẻ: Việc kiên quyết xử lý một lần nữa thể hiện tinh thần không khoan nhượng với tội phạm về động vật hoang dã của các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng. Hành động này cũng cho thấy quyết tâm và tính hiệu quả trong công tác đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam.

Từ năm 1989 đến nay, đã có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành tiêu hủy một phần hoặc toàn bộ kho tang vật ngà voi và sừng tê giác bị tịch thu. Tại Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần tiến hành tiêu hủy khối lượng lớn ngà voi, sừng tê giác bị tịch thu. Vụ tiêu hủy lớn nhất diễn ra vào tháng 11/2016 với khối lượng tang vật bị tiêu hủy lên đến hơn 2 tấn ngà voi và 70kg sừng tê giác.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Tạm giữ 226 bình khí cười các loại và 15 chiếc xe điện 2 bánh nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh phát hiện, tạm giữ 226 bình khí N2O, 80 cái bình ắc quy và 15 chiếc xe điện 2 bánh có dấu hiệu vi phạm.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3