Ngày 28/12, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh cho biết đã gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế để có biện pháp xử lý việc pha trộn thuốc bán trên mạng.
Theo đó, đơn vị này đã mua thuốc pha trộn sẵn trên mạng để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy thuốc pha trộn này có những thành phần rất có hại cho người uống. Các loại thuốc pha trộn này hiện bày bán trên các website, các trang thương mại điện tử, Facebook, TikTok...
Cụ thể, từ thông tin quảng cáo trên trang web nhathuocviet24h.com (có địa chỉ liên hệ tại CT10A khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, TP. Hà Nội), Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đã đặt mua sản phẩm có tên LINSEN DOUBLE CAULIS Plus để phân tích thành phần.
![]() |
Loại thuốc Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đưa ra cảnh báo - Ảnh: Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh |
Thuốc này có thành phần công bố trên nhãn là Caulis Sinomenii 50mg, Caulis Piperis Futoradsurae 50g, Rhizoma Chuanxiong 30mg, Radix Clematidis 60mg, Herba Asari Cum Radice 20mg, Radix Angelicae 50mg; nhà sản xuất: WELIP (M) SDN. BHD. - Malaysia. Trên web, thuốc này quảng cáo hỗ trợ điều trị bệnh gút, viêm đa khớp, thoái hóa.
Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trong mẫu thuốc này có chứa Piroxicam và Dexamethason. Đây là hai thành phần được pha trộn trái phép, rất có hại cho sức khỏe người uống. Hàm lượng Piroxicam khoảng 9,56mg/viên và hàm lượng Dexamethason khoảng 0,27mg/viên.
Cũng theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, đây là thuốc giả không có số đăng ký, trộn trái phép tân dược. Ngay khi có kết quả phân tích, viện đã gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế để có biện pháp xử lý.
Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, thuốc là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cũng là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Do vậy, Viện đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc mua bán thuốc trên website, trang thương mại điện tử và các nền tảng xã hội, vận động và tuyên truyền người dân không mua bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc rõ ràng. Nếu người tiêu dùng phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.
Nguồn: Báo Công thương
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết