(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang kiểm tra và phát hiện, bắt giữ số lượng lớn hàng hoá có dấu hiệu giả mạo thương hiệu.
Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an tỉnh Tuyên Quang và Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang (ngày 6/10) đã đồng loạt kiểm tra 3 tổng kho, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Hàng nghìn sản phẩm giả mạo thương hiệu được phát hiện tại các tổng kho.
Địa điểm đầu tiên là hộ kinh doanh N.T.Đ ở thôn Tân Thành, xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang do ông N.T.Đ (SN 1984) làm chủ. Lực lượng chức năng phát hiện trên diện tích khoảng 2.000m2, cơ sở của ông N.T.Đ kinh doanh đủ các mặt hàng thời trang, may mặc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Các mặt hàng này chủ yếu gắn các thương hiệu lớn như Louis Vuitton, nước hoa Chanel, Dior, Gucci, quần áo Adidas hay các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như tỏi đen, sữa nghệ naono Curcumin, thực phẩm bổ sung hay sữa cho trẻ… số hàng hóa trên được bày ngổn ngang trên khắp mặt sàn cũng như mọi ngóc ngách của kho hàng.
Trên mặt sàn, chủ cơ sơ phân chia thành nhiều khu vực riêng biệt, trong đó có khu vực trưng bày các sản phẩm để bán, khu vực kho hàng và khu vực để đóng gói sản phẩm sau chốt đơn.
Lực lượng chức năng kiểm tra kho hàng.
Các khu vực được thông nhau bằng ngách nhỏ với đường đi rích rắc như bàn cờ. Nếu chỉ nhìn bên ngoài, rất khó phát hiện các kho hàng ẩn sâu phía trong. Chủ cơ sở thừa nhận, hàng hóa được bày bán chủ yếu nhập từ nguồn hàng thanh lý của chợ Ninh Hiệp (Hà Nội).
Làm việc với cơ quan chức năng, ông N.T.Đ khai hàng hóa kho hàng chủ yếu bán thông qua hình thức livestream. Tài khoản Facebook mang tên “Nhật Minh - Tổng kho buôn số lượng lớn” của cơ sở thu hút 345.000 lượt thích và theo dõi. Mỗi livestream sau khi thực hiện được chia sẻ trên nhiều tài khoản facebook khác và zalo để tìm kiếm khách hàng.
Cũng theo quản lý kho hàng, mỗi ngày, có gần 20 công nhân thực hiện đóng gói trên dưới 1.000 đơn hàng, sau đó giao cho đơn vị chuyển phát. Cuối mỗi buổi chiều, đơn vị vận chuyển sẽ đến nhận và giao hàng theo hình thức Code.
Mỗi ngày có cả nghìn đơn hàng được đặt mua.
Điểm kiểm tra thứ 2 là cửa hàng kinh doanh H2, K27+600 đường Tuyên Quang, Hà Giang do ông N.Q.H 9 sinh năm 1986) làm chủ. Ngoài hàng hóa là quần áo may sắn theo giấy phép đăng ký kinh doanh đã được cấp, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này còn bày bán nhiều mặt hàng vi phạm nhãn hiệu như Adidas, Nike, Hermes, Gucci... nên đã tiến hành kiểm kê, phân loại và thu giữ các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm.
Địa điểm còn lại là hộ kinh doanh D.H.N tại tổ nhân dân Tân Bắc, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên do bà D.H.N (SN 1980) làm chủ. Lực lượng chức năng ghi nhận hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, chủ yếu ở lĩnh vực thời trang và may mặc.
Theo ông Trần Mạnh Lâm, Trưởng phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, bước đầu nhận định đây là đợt kiểm tra phát hiện được tổng kho bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thời trang, gia dụng, hóa mỹ phẩm với số lượng hàng giả mạo nhãn hiệu lớn nhất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Theo ước tính, lượng hàng hóa vi phạm lên đến hàng chục nghìn sản phẩm. Dự kiến, phải mất nhiều ngày làm việc , lực lượng chức năng mới có thể phân loại, kiểm đếm xong các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm.
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết