(CHG) Trong đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023, Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Toàn Cục đã kiểm tra, xử phạt 227 vụ vi phạm, nhiều nhất là hàng nhập lậu. Thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4,1 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả.
Tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 861 vụ. Trong đó, phát hiện 836 vụ vi phạm, nhiều nhất là hàng lậu. Xử lý 227 vụ, xử phạt, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4,1 tỷ đồng; tạm giữ 374.096 sản phẩm hàng hóa vi phạm với giá trị ước tính khoảng 9 tỷ đồng.
Đối với hàng giả, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 182 vụ vi phạm. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, sản xuất hàng giả. Hàng hóa bị tạm giữ 205.934 sản phẩm với trị giá hơn 43 tỷ đồng.
Với nhóm mặt hàng thuốc lá, Cục Quản lý thị trường đã kiểm tra các điểm kinh doanh truyền thống và cả thương mại điện tử. Qua đó, phát hiện 14 vụ vi phạm, xử phạt số tiền 200 triệu đồng, buộc tiêu hủy 1.198 bao thuốc lá điếu và 1.878 sản phẩm thuốc lá điện tử và tinh dầu, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 300 triệu đồng.
Đặc biệt, lực lượng Quản lý thị trường TP. HCM đã phát hiện nhiều vụ việc lớn, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 4 vụ có dấu hiệu phạm tội về các hành vi buôn lậu, buôn bán, sản xuất hàng giả. Điển hình là vụ việc triệt phá 5 điểm (gồm 1 điểm sản xuất và 4 điểm chứa trữ) tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh tàng trữ 274.987 sản phẩm mỹ phẩm các loại có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu CLEAR, TRESEMME, OLAY và nhiều nhãn hiệu khác. Toàn bộ tang vật là hàng hóa, phương tiện máy móc để sản xuất ước tính hơn 41 tỷ đồng.
Ông Trường Văn Ba, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. HCM cho biết, để đạt được kết quả trên, toàn Cục đã xác định rõ các địa bàn trọng điểm, mặt hàng trọng tâm nên việc triển khai kiểm tra, kiểm soát được hiệu quả, qua đó phát hiện và xử lý nhiều vụ gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng nhái trên địa bàn.
Phát huy những thành tích đạt được, trong năm 2023, Cục Quản lý thị trường TP. HCM sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường nắm tình hình địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hôi, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương mại điện tử./.
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết