Xử lý 137 đơn vị vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả


(CHG) Trong thời gian từ ngày 15/11/2022 đến hết ngày 15/2/2023, Cục quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông đã kiểm tra và xử lý 137 đơn vị vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Lực lượng kiểm tra tại cửa hàng có dấu hiệu vi phạm.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông (ngày 22/2) cho biết, thực hiện kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Cục đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Qua đó, phát hiện và xử lý 137 đơn vị vi phạm với tổng 143 hành vi, xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 299.250.000 đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu như: Kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, vi phạm về lĩnh vực giá, vệ sinh an toàn thực phẩm... 
Làm tốt công tác quản lý địa bàn, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kinh doanh mặt hàng xăng dầu đối với các cửa hàng hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Các cửa hàng thực hiện đúng với cam kết đã ký nên không xảy ra tình trạng các cơ sở kinh doanh xăng dầu ngừng bán hàng, găm hàng...
Trong năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an ninh trật tự cho người dân.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3