Yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành kiểm soát hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ


(CHG) Tổng cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng hoá giả mạo và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023. Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành chủ động kiểm soát hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Toàn ngành Hải quan cần chủ động kiểm soát hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Ảnh minh họa.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phát hiện phương thức, thủ đoạn trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển, quá cảnh hàng giả; hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 
Bên cạnh đó, phải điều tra, xác minh làm rõ từng hành vi vi phạm, tính chất, mức độ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, yếu tố chủ quan, khách quan, nguyên nhân, hậu quả, động cơ, mục đích của từng cá nhân, tổ chức có liên quan để xác định rõ hành vi vi phạm hành chính hay hình sự.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị điều tra, xác minh làm rõ từng hành vi về sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực hải quan. Và hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để xuất khẩu nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo và xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp của cá nhân, tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhằm chủ động đấu tranh có hiệu quả và xử lý nghiêm trước pháp luật.
Đồng thời, các đơn vị tham mưu đề xuất chuyển cơ quan Công an xác minh làm rõ đối với các vụ việc liên quan đến tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Qua công tác đấu tranh, phát hiện những sơ hở của cơ chế, chính sách để tham mưu cho lãnh đạo các cấp kịp thời bổ sung, sửa đổi để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ thương hiệu Việt Nam.
Tổng cục Hải quan yêu cầu quá trình triển khai Kế hoạch phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, không gây cản trở hoạt động xuất nhập khẩu./.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Bắc Ninh: Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng và tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh quạt điện của ông T.Đ.T.

Xem chi tiết
2
2
2
3