Ngành Hải quan triển khai thực hiện Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp


(CHG) Nhằm thực hiện Quyết định số 766/QĐ-TTg phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (gọi tắt là Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp), Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai, từ đó xác định rõ nhiệm vụ thường xuyên cải thiện. 
Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tổ chức quán triệt nội dung Quyết định số 766/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1507/QĐ-BTC của Bộ Tài chính đến các đơn vị, CBCC, viên chức thuộc quyền quản lý nhằm nắm rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng, phương pháp thực hiện, đánh giá, xếp loại của Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, từ đó xác định rõ nhiệm vụ thường xuyên cải thiện nâng cao chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị phụ trách thủ tục hành chính thuộc Tổng cục tham mưu thực hiện đúng thời hạn công bố thủ tục hành chính, công bố đầy đủ bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính và cập nhật thủ tục hành chính và Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính đúng thời hạn quy định, đầy đủ nội dung chi tiết của thủ tục hành chính như được công bố; chuẩn hóa dữ liệu thủ tục hành chính và mẫu kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng Lê Anh Quân (bên trái) và Cục trưởng Nguyễn Duy Ngọc (thứ hai từ trái sang) trao đổi với đại diện doanh nghiệp FDI bên lề Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu do UBND TP Hải Phòng tổ chức tháng 5/2022. Ảnh: T.Bình
Bên cạnh đó, các đơn vị cần rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật hải quan theo hướng tăng cường quy định thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử, sử dụng dữ liệu dân cư được chia sẻ từ Bộ Công an và sử dụng lại thông tin, dữ liệu đã được số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đối với các đơn vị tiếp nhận, thực hiện thủ tục hành chính, Tổng cục Hải quan yêu cầu công khai thủ tục hành chính theo quy định; tích hợp, đồng bộ dữ liệu đầy đủ, chính xác, thường xuyên, liên tục giữa Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính, Cổng dịch vụ công Bộ Tài chính và các hệ thống CNTT giải quyết thủ tục hành chính của ngành Hải quan với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Đồng thời, thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 107/2021/NĐ-CP và hướng dẫn nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ tại công văn 9318/VPCP-KSTT; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo đúng căn cứ pháp lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định; tăng cường sử dụng dữ liệu dân cư và sử dụng lại thông tin, dữ liệu đã được số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính.
Các đơn vị trong toàn Ngành cần triển khai giải pháp đồng bộ đảm bảo điều kiện kỹ thuật cần thiết để các hệ thống CNTT giải quyết thủ tục hành chính của ngành Hải quan hoạt động liên tục, ổn định.
Song song với đó, tăng số lượng thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến có giao dịch thanh toán trực tuyến; tăng số lượng ngân hàng thương mại ký kết thỏa thuận phối hợp thu với cơ quan Hải quan. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cá nhân, tổ chức
doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến cũng như lợi ích của thanh toán trực tuyến...
Đặc biệt, các đơn vị cần xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đảm bảo đúng căn cứ pháp lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định./.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/nganh-hai-quan-trien-khai-thuc-hien-bo-chi-so-phuc-vu-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-172334.html

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3