​Bài 2: Cảnh báo rủi ro khi mua tem, sổ đăng kiểm giả


(CHG) Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các trung tâm đăng kiểm phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, các địa phương tăng cường kiểm tra nhằm ngăn chặn hiện tượng làm giả giấy đăng kiểm phương tiện giao thông.
                                                               
 
Sử dụng tem đăng kiểm giả sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.                           

Sử dụng tem đăng kiểm giả sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định, giấy, tem đăng kiểm được Cục Đăng kiểm quản lý, cấp phôi cho các trung tâm đăng kiểm. Các trường hợp dùng giấy, tem đăng kiểm mà nguồn gốc phôi không do Cục Đăng kiểm cấp đều không có giá trị. Nếu các chủ phương tiện cố tình sử dụng giấy tờ đăng kiểm giả, hoặc tẩy xóa để điều khiển xe tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100.
Cụ thể, tại khoản 5 điều 16 Nghị định 100 quy định phạt 4-6 triệu đồng đối với các hành vi sử dụng giấy chứng nhận, tem đăng kiểm không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa, điều khiển xe không có giấy hoặc tem kiểm định (trừ trường hợp xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên.

Ngoài ra còn thêm hình thức phạt bổ sung là tịch thu giấy, tem đăng kiểm, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. So với năm 2019, Nghị định 100 còn bổ sung quy định tịch thu phương tiện nếu người vi phạm không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
Không chỉ có người điều khiển phương tiện bị phạt, Nghị định 100 còn quy định phạt 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, 8-2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện đưa ô tô có giấy, tem đăng kiểm không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông tại khoản 8, điều 30.
Cơ quan chức năng cũng sẽ tịch thu xe trong trường hợp người điều khiển không có giấy đăng ký xe, hoặc có nhưng không chứng minh được nguồn gốc phương tiện.
Về xử lý hình sự đối với người bán đăng kiểm giả, theo quy định tại Điều 431, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào làm giả con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Nếu hành vi phạm tội có dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì mức xử phạt sẽ cao hơn cả về mức phạt tiền lẫn thời gian phạt tù. Nếu người vi phạm thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên, mức phạt tù có thể lên tới 7 năm tù.
Cải tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm đăng kiểm
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023 vừa qua, trả lời câu hỏi về kết quả điều tra tại các trung tâm đăng kiểm hiện nay như thế nào và làm gì để hoạt động điều tra vẫn đúng quy định mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động đăng kiểm xe của nhân dân, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, hiện nay, công an các địa phương đã khám xét 32 trung tâm đăng kiểm, khởi tố 248 bị can với các tội danh: Nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, giả mạo trong công tác, sản xuất, mua bán, trao đổi công cụ, thiết bị phần mềm sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
Có thể nói đây là vụ án tham nhũng có tổ chức, hành vi sai phạm tiêu cực có hệ thống được tổ chức xuyên suốt từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm, lãnh đạo phòng kiểm định xe cơ giới đến giám đốc nhiều Trung tâm đăng kiểm, gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội. Tuy nhiên, việc điều tra vụ án, cơ quan công an không ra quyết định nào, không ra văn bản tố tụng nào liên quan tới việc dừng hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm, mà chỉ thu giữ vật chứng, tài liệu đối tượng phạm tội.
Từ đây, bài toán đặt ra cho Cục Đăng kiểm Việt Nam là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động và trong sạch đội ngũ.
Trước tiên, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất Sở Giao thông Vận tải các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 15/2021 ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Qua đó, giúp các đơn vị đăng kiểm không máy móc hoặc lợi dụng để làm khó người dân khi đến kiểm định; nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp, phát huy tính sáng tạo của lực lượng đăng kiểm, tìm ra các giải pháp hiệu quả để giảm ùn tắc, khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
                   
Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ nghiên cứu, cải tạo nâng cấp các trung tâm đăng kiểm
Bên cạnh đó, triển khai công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đăng kiểm viên nhằm bổ sung, thay thế cho các Trung tâm đăng kiểm trong thời gian tới. Đồng thời, đề nghị các trung tâm có chế độ chính sách phù hợp để động viên và đảm bảo đời sống cho đăng kiểm viên và nhân viên đơn vị.
Đại diện lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đơn vị đang rà soát, nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp lâu dài nhằm tạo điều kiện thuận lợi và quản lý tốt hơn lĩnh vực đăng kiểm xe ô tô. Cụ thể, qua rà soát lại các quy định mang tính pháp lý sẽ đề xuất một số nội dung sửa đổi liên quan đến công tác đánh giá, thành lập mới trung tâm đăng kiểm xe cơ giới; kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động kiểm định của các đơn vị đăng kiểm; kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
Đáng lưu ý, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ nghiên cứu, đề xuất phương án cụ thể để miễn kiểm định lần đầu cho xe ô tô sản xuất mới trước khi lưu hành; tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của lực lượng thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông trong hoạt động kiểm định xe cơ giới cũng như phân cấp quản lý cho các cơ quan địa phương.
Về lâu dài, Cục Đăng kiểm Việt nam sẽ xây dựng toàn diện hệ thống mới cho đăng kiểm để minh bạch, hiệu quả hạn chế tối đa tiêu cực để đem lại thuận lợi nhất cho người dân.
Hiện nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã lên danh sách rà soát lại các hệ thống và máy móc, con người để điều động người, máy móc tới các trung tâm để thay thế người vi phạm, tái hoạt động trở lại để phục vụ nhu cầu của người dân. Đồng thời rà soát lại các trung tâm đăng kiểm của Cục để tái mở lại hoạt động, thậm chí có thể trưng dụng lại các trung tâm tư nhân để tái mở lại.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3