Hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt tại Akiko Store 177 -179 Khâm Thiên có an toàn cho người tiêu dùng?


(CHG) Thời gian gần đây, người tiêu dùng Hà Nội liên tục gửi thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một số cửa hàng siêu thị chuyên kinh doanh sản phẩm hàng hóa nhập khẩu. Một trong những thông tin Tổng đài tiếp nhận, chính là việc người tiêu dùng “tố” cửa hàng Akito Store có dấu hiệu kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các loại hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam nhất là các loại hàng hoá tiêu dùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan không có nhãn phụ tiếng Việt, khiến người tiêu dùng sử dụng không đúng cách, dễ gây hậu quả nghiêm trọng như uống nhầm thuốc hay sử dụng quá liều đối với các mặt hàng thuốc tân dược và mỹ phẩm. Đặc biệt nguy hiểm chính là các sản phẩm hàng hoá dành cho trẻ em. Dù đã được khuyến cáo không được kinh doanh, nhưng một số chủ cửa hàng bất chấp mọi quy định, vẫn bày bán công khai, quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội.
Để qua mặt lực lượng chức năng, một số tiểu thương, hộ kinh doanh đã trà trộn các sản phẩm hàng hoá không có nhãn phụ tiếng Việt với các sản phẩm chính hãng, hoặc cất dấu ở góc khuất của cửa hàng, chỉ khi người tiêu dùng hỏi mua phía cửa hàng mới mang ra, bán cho khách hàng.
Sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, khiến người tiêu dùng sử dụng không đúng cách, dễ gây hậu quả nghiêm trọng .
Câu chuyện hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán công khai là câu chuyện không mới nhưng hệ luỵ và bất cập từ các loại hàng hoá này là rất đáng bàn.
Bởi vậy thời gian gần đây, rất nhiều thông tin phản ánh tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt. Quỹ chống hàng giả đã chuyển thông tin đến Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Cụ thể, tại Cửa hàng Akiko Store Hàng Hoá Tiêu Dùng Nhật Hàn có địa chỉ ở 177 -179 Khâm Thiên, (Đống Đa, Hà Nội). Các sản phẩm được bày bán trong cửa hàng được giới thiệu là hàng Nhật, Hàn đủ chủng loại như: mỹ phẩm; đồ gia dụng; quần áo; kính thời trang; kem đánh răng; các loại nước giặt; thuốc tẩy; gạo Nhật; mật ong... đặc biệt nguy hại đó là việc cửa hàng trên giới thiệu, đang bày bán và kinh doanh thuốc nhỏ mắt.
Quan sát thực tế, trên nhãn gốc của các sản phẩm nêu trên đều có chữ nước ngoài, tuy nhiên nhiều sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt. Điều này khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, người tiêu dùng không biết rõ được cách dùng, thành phần, thông tin cảnh báo khi sử dụng sản phẩm. Ngay cả nhân viên bán hàng cũng không hiểu rõ được hết thông tin của sản phẩm để tư vấn cho khách vì đa phần là chữ nước ngoài.
Một số sản phẩm hàng hoá nghi vấn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt đang được bày bán ở Cửa hàng Akiko Store Hàng Hoá Tiêu Dùng Nhật Hàn có địa chỉ ở 177 -179 Khâm Thiên, (Đống Đa, Hà Nội).
Thắc mắc với nhân viên bán hàng về loại thuốc nhỏ mắt không có nhãn phụ tiếng Việt, đang bày bán tại đây, được nhân viên bán hàng cho biết “ Sản phẩm thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ em không có nhãn phụ tiếng Việt, giá bán 66 nghìn đồng. Đây là hàng chuyên nội địa Nhật luôn nên không có tiếng Việt”.
Video nhân viên cửa hàng giải thích vì sao không có nhãn phụ tiếng Việt ở sản phẩm thuốc nhỏ mắt.
Theo thông tin trên trang facebook Akiko Store - Hàng Tiêu Dùng Nhật Hàn, thương hiệu sản phẩm này đã được kinh doanh từ nhiều năm nay. Qua tìm hiểu, các loại sản phẩm được đăng thông tin trên trang facebook cũng đều có dòng chữ nước ngoài mà không có nhãn phụ tiếng Việt. Qua số điện thoại trên trang facebook, trong vai khách hàng mua sản phẩm đã gọi điện đề nghị tư vấn về cách sử dụng vì sản phẩm được mua đều không có chữ tiếng Việt. Người phụ nữ tên Dung nhận là chủ cửa hàng Akiko Store - Hàng Tiêu Dùng Nhật Hàn chia sẻ “ Cửa hàng bán sản phẩm Nhật nội địa nên sẽ không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, sản phẩm nào có công ty nhập nhẩu thì mới có tem phụ tiếng Việt, dòng nào chưa có công ty nhập khẩu mà bên em nhập nội địa, nhập theo công (container) thì không có hướng dẫn sử dụng tiếng Việt”. 
Video giải thích vì sao sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán ở cửa hàng.
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dán nhãn phụ tiếng Việt lên sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa từ tiếng nước nước ngoài sang tiếng Việt. Đồng thời, bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Tại điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh không cố định hoặc làm những dịch vụ có thu nhập thấp và không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định, mà có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, sẽ bị xử phạt như với cá nhân vi phạm.
Phóng viên CHG đã tổng hợp thông tin khảo sát về một số siêu thị, cửa hàng đang kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có Cửa hàng Akiko Store Hàng Hoá Tiêu Dùng Nhật Hàn có địa chỉ ở 177 -179 Khâm Thiên tới Quỹ Chống hàng. Đại diện Quỹ Chống hàng giả, Ông Hồ Quang Thái, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia về vấn đề trên, ông Thái cho biết: Với hình ảnh mà phóng viên cung cấp đầy đủ, video rõ ràng, các sản phẩm nhập khẩu không dán nhãn phụ tiếng Việt là hoàn toàn sai với quy định về kinh doanh hàng hoá ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin và gửi văn bản tới Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia, Cục QLTT về nội dung này.
Còn lại: 1000 ký tự
Hải quan khẩn trương rà soát các trường hợp nợ thuế

(CHG) Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 26/11/2019, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và được thực hiện trong vòng 3 năm.

Xem chi tiết
Công ty cấp nước Thủ Đức (TDW) bị phạt và truy thu thuế hơn 9,3 tỷ đồng

(CHG) Cục thuế TP.HCM quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TDW) do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021.

Xem chi tiết
Ngăn chặn rao bán hoá đơn điện tử trên mạng

(CHG) Tổng cục Thuế gửi công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp ngăn chặn, xử lý thông tin rao bán hoá đơn điện tử trên không gian mạng.

Xem chi tiết
Cưỡng chế thuế hàng loạt doanh nghiệp tại Đà Nẵng

(CHG) Cục Thuế Đà Nẵng vừa công khai hàng loạt các doanh nghiệp trên địa bàn bị cưỡng chế thuế. Số tiền thuế các doanh nghiệp nợ và cưỡng chế trong tháng 4/2023 từ vài triệu tới hàng chục tỷ đồng.

Xem chi tiết
Quảng cáo “chui” tiếp tay doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh?

(CHG) Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, thời gian qua, có không ít doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” để nhằm gia tăng sự ảnh hưởng, đi ngược lại với chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có vấn đề quảng cáo “chui” – quảng cáo không phép…

Xem chi tiết
2
2
2
3