Thành phố Hồ Chí Minh: VietPhone có đang vi phạm các quy định của pháp luật?


(CHG) Có thể nói, hệ thống kinh doanh các hàng hóa điện tử mang thương hiệu VietPhone, là một trong những đơn vị kinh doanh về các sản phẩm liên quan đến phụ kiện, linh kiện, sản phẩm điện tử lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật, tại hệ thống VietPhone ngang nhiên kinh doanh nhiều sản phẩm phụ kiện, linh kiện điện thoại, hàng hóa điện tử có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật.
Thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên phản ảnh tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) hệ thống của hàng VietPhone bày bán nhiều sản phẩm điện tử không có nhãn phụ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu gian lận thuế gây thất thu ngân sách nhà nước.
Nhằm cung cấp thông tin chính xác và kịp thời phản hồi người tiêu dùng, Phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã trực tiếp khảo sát 04 cơ sở thuộc hệ thống VietPhone trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại các địa chỉ sau: 166 Quốc lộ 1K, Linh Xuân, TP.Thủ Đức; 567D Nguyễn Ảnh Thủ, Hiệp Thành, Quận 12; 4-6-8A Dương Thị Mười, Tân Hưng Thuận, Quận 12; 29/4 Lê Văn Khương, Hiệp Thành, Quận 12.
Cửa hàng VietPhone tại 567D Nguyễn Ảnh Thủ - Q.12 - TP.HCM
Tại các cửa hàng trên, phóng viên ghi nhận rất nhiều hàng hoá điện tử, loa, tai nghe, pin sạc dự phòng… thiếu nhãn phụ tiếng Việt. Điều đó khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang bày bán tại đây. Thậm chí người tiêu dùng có quyền nghi vấn: liệu tại hệ thống của cửa hàng trên có đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu?
Với hệ thống nhiều cửa hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp các sản phẩm phụ kiện, linh kiện điện thoại, hàng hóa điện tử, hệ thống cửa hàng VietPhone thuộc quản lý của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Công nghệ Viễn thông Vietphone.vn. Mặc dù là hệ thống cửa hàng trực thuộc một công ty quản lý, có mã số thuế được Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cấp phép, nhưng khi được hỏi về việc xuất hóa đơn, nhân viên tại một cửa hàng cho biết: Nhiều mặt hàng tại đây không xuất được hóa đơn, hoặc có thể xuất hóa đơn nhưng dùng mặt hàng khác có giá trị tương đương.


Một số sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt
 tại cửa hàng VietPhone.
Để tìm hiểu thêm về việc hệ thống cửa hàng VietPhone đã từng được kiểm tra, kiểm soát và xử lý hay chưa, phóng viên Tạp chí CHG đã đến Đội Quản lý thị trường số 12, Cục quản lý thị trường TP.HCM liên hệ trao đổi thêm thông tin.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Đinh Minh Tân – Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 12 cho biết: “Ngày 3/10/2023, Đội đã đến kiểm tra 03 cửa hàng VietPhone trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh: 567D Nguyễn Ảnh Thủ, Hiệp Thành; 4-6-8A Dương Thị Mười, Tân Hưng Thuận; 29/4 Lê Văn Khương, Hiệp Thành. Qua kiểm tra, Đội đã phát hiện hàng trăm mặt hàng không đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi đang tổng hợp và báo cáo Cục, nếu cần cung cấp thông tin gì các anh có thể hỏi phía Cục, chúng tôi không thể cung cấp được vì buổi kiểm tra hôm đó cũng không ghi lại hình ảnh”.
Một số sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt tại các cửa hàng VietPhone.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Chống hàng giả cho biết: Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
"Việc hệ thống cửa hàng VietPhone kinh doanh hàng hoá không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, hàng hóa trôi nổi,… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng", ông
Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh.
Để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, ngày 9/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2022. Theo đó, một số quy định về nhãn hàng hóa như sau:
1. Lương thực
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2. Thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Mức xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và tuân thủ pháp luật, người tiêu dùng rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng sớm kiểm tra, làm rõ vấn đề nêu trên, xử lý nghiêm sai phạm nếu có.
Còn lại: 1000 ký tự
Hải quan khẩn trương rà soát các trường hợp nợ thuế

(CHG) Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 26/11/2019, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và được thực hiện trong vòng 3 năm.

Xem chi tiết
Công ty cấp nước Thủ Đức (TDW) bị phạt và truy thu thuế hơn 9,3 tỷ đồng

(CHG) Cục thuế TP.HCM quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TDW) do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021.

Xem chi tiết
Ngăn chặn rao bán hoá đơn điện tử trên mạng

(CHG) Tổng cục Thuế gửi công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp ngăn chặn, xử lý thông tin rao bán hoá đơn điện tử trên không gian mạng.

Xem chi tiết
Cưỡng chế thuế hàng loạt doanh nghiệp tại Đà Nẵng

(CHG) Cục Thuế Đà Nẵng vừa công khai hàng loạt các doanh nghiệp trên địa bàn bị cưỡng chế thuế. Số tiền thuế các doanh nghiệp nợ và cưỡng chế trong tháng 4/2023 từ vài triệu tới hàng chục tỷ đồng.

Xem chi tiết
Quảng cáo “chui” tiếp tay doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh?

(CHG) Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, thời gian qua, có không ít doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” để nhằm gia tăng sự ảnh hưởng, đi ngược lại với chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có vấn đề quảng cáo “chui” – quảng cáo không phép…

Xem chi tiết
2
2
2
3