14.000 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn sau mỗi lần bán hàng


Trong số 17.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước mới có khoảng 3.000 cơ sở xuất hóa đơn điện tử đối với từng lần bán hàng.

Nơi thực hiện, nơi không

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán xăng từ ngày 1/1/2024. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, nhiều cửa hàng chưa tuân theo quy định này.

14.000 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn sau mỗi lần bán hàng
Cửa hàng xăng dầu số 389 Hoàng Quốc Việt.

Tại cửa hàng xăng dầu số 389 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội), khi được khách yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) trị giá 50.000 đồng, nhân viên vui vẻ hướng dẫn người mua vào khu xuất hóa đơn phía sau trụ bơm.

Phòng làm việc có nhân viên trực, thực hiện thao tác nhanh chóng. Tuy nhiên, để xuất được hóa đơn, nhân viên phải hỏi số tiền khách hàng vừa đổ, chưa có kết nối dữ liệu từ trụ bơm.

Theo quan sát của phóng viên, phần lớn khách đi xe gắn máy không yêu cầu xuất hóa đơn. Khi khách đi ô tô cần hóa đơn, cửa hàng này đáp ứng nhanh chóng.

Hiện, các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex cũng thực hiện việc xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng nếu có yêu cầu, bất kể số tiền mua là bao nhiêu. Đại diện Petrolimex cho biết, đã thực hiện đồng bộ trên 2.700 cửa hàng của toàn hệ thống từ ngày 1/7/2023. Nhờ có nền tảng công nghệ số được lắp đặt từ năm 2013 nên việc thực hiện cũng dễ dàng.

Tuy nhiên, cũng có những cây xăng vẫn chưa xuất hóa đơn sau mỗi lần bán xăng cho xe máy mà chỉ ưu tiên xe ô tô. Tại cây xăng Tam Đa trên đường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội), khi được yêu cầu xuất hóa đơn 50.000 đồng cho xe máy, nhân viên bán xăng trả lời phải mua trên 200.000 đồng mới được xuất hóa đơn. Khi phóng viên thắc mắc làm như vậy sẽ khó thanh toán với cơ quan, nhân viên cây xăng cho biết sẽ có phiếu bán hàng để phục vụ thanh toán.

Tại một cửa hàng xăng dầu khác trên Đại lộ Thăng Long (Hoài Đức, Hà Nội), nhân viên bán hàng cũng cho biết, hiện chưa áp dụng xuất hóa đơn với xe máy. Còn đối với ô tô, cây xăng vẫn xuất hóa đơn bình thường.

Doanh nghiệp nói gì?

Đến nay, ngoài Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM và một số doanh nghiệp khác với tổng cộng khoảng 3.000 cửa hàng thực hiện việc xuất hóa đơn sau mỗi lần bán hàng thì còn khoảng 14.000 cửa hàng chưa thực hiện theo quy định.

Đại diện một số doanh nghiệp cho biết khó khăn về tài chính khiến họ chưa thể đầu tư thiết bị. Theo ông Văn Tấn Phụng, Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần xăng dầu Đồng Nai, trong hai năm diễn ra Covid-19, giá xăng dầu liên tục biến động thất thường, gây lỗ nặng. Hàng trăm triệu đồng để lắp đặt thiết bị cho mỗi cây xăng là vấn đề không nhỏ đối với những doanh nghiệp đang gượng dậy sau thời gian kinh doanh khó khăn.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Hải Âu Phát (Lâm Đồng), cũng bày tỏ khó khăn khi phải huy động số tiền lớn để đầu tư cùng lúc cho các cây xăng. Ngoài ra, doanh nghiệp có những lúng túng trong quá trình thực hiện, mong muốn được hướng dẫn về công nghệ kết nối, quy trình xử lý nếu khách hàng không muốn lấy hóa đơn...

14.000 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn sau mỗi lần bán hàng
Cây xăng Tam Đa trên đường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Trước những ý kiến của doanh nghiệp, ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, gần đây, Thủ tướng đã có hai công điện (ngày 18/11/2023 và 1/12/2023) về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng có những chỉ đạo từ lúc xây dựng Luật số 38, Nghị định 123 và Nghị định 80.

Về lộ trình, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay Nghi định 123 xây dựng quy định về hóa đơn điện tử được ban hành từ 1/7/2020, nhưng riêng với hóa đơn điện tử cho bán lẻ xăng dầu thì được thực hiện từ 1/7/2022, tức là doanh nghiệp đã có 2 năm để chuẩn bị. Trước khi ban hành các quy định về hóa đơn điện tử, cơ quan quản lý đã xin ý kiến bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp chịu tác động.

Để chống gian lận thuế, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phải lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, ông Sơn mong rằng đơn vị bán lẻ xăng dầu sẽ tập trung nguồn lực để thực hiện quy định mới. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện sẽ bị kiểm tra, xử lý.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3