Nhiều giải pháp khắc phục hiện tượng không xuất hóa đơn cho khách hàng


(CHG) Liên quan đến thông tin được báo chí phản ánh về tình trạng nhà hàng, quán ăn, khách sạn không xuất hóa đơn, tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế cũng như các giải pháp của Bộ Tài chính để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, toàn bộ tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, dịch vụ đều phải xuất hoá đơn điện tử (HĐĐT) không phân biệt giá trị từng lần.
Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Ảnh minh hoạ.
Căn cứ quy định nêu trên, việc sử dụng hóa đơn điện tử được áp dụng từ thời điểm 1/7/2022 và đến nay đã thực hiện thống nhất trên cả nước.
Để khắc phục hiện tượng người bán hàng không xuất hóa đơn cho khách hàng khi mua hàng hoá, dịch vụ và người mua hàng không lấy hoá đơn khi mua hàng hoá, dịch vụ, trong thời gian qua, Bộ Tài chính (ngành Thuế) đã thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp.
Cụ thể, trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ sở pháp lý về việc người bán hàng phải xuất hoá đơn cho khách hàng theo từng giao dịch, bỏ nội dung cho phép xuất hóa đơn tổng cuối ngày trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng…
Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền đến người bán hàng, người mua hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của việc xuất hoá đơn khi mua hàng hoá, dịch vụ. Đối với người bán hàng phải có trách nhiệm xuất hoá đơn cho người mua hàng theo từng giao dịch phát sinh.
Đối với người mua hàng, đây là chứng từ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ qua đó tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hiện nay, ngành Thuế đang triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực bán lẻ đến người tiêu dùng (ăn uống, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ khác…). Đây là hình thức hoá đơn điện tử thuận tiện trong việc sử dụng, đem lại lợi ích cho cả người bán hàng và người mua hàng.
Hình thức hoá đơn này góp phần tối ưu chi phí hoá đơn, dễ dàng quản lý, sử dụng đối với mô hình kinh doanh cần xuất hoá đơn thường xuyên, liên tục, 24/7. Qua đó góp phần nâng cao khả năng quản lý thuế đối với các mô hình kinh doanh này.
Đồng thời, ngành Thuế cũng tiếp tục triển khai Chương trình “Hoá đơn may mắn” với mục tiêu thúc đẩy người tiêu dùng lấy hoá đơn khi mua hàng hoá dịch vụ. Người tiêu dùng có cơ hội trúng thưởng khi lấy hoá đơn, theo đó tạo áp lực lên người bán hàng và yêu cầu xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ.
Cùng với đó, ngành Thuế cũng quyết liệt trong việc phối hợp với các cơ quan ban ngành, địa phương rà soát, xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh không xuất hoá đơn kịp thời cho người mua hàng khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ để thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng xuất hoá đơn theo quy định của pháp luật.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3