63% đồ uống có cồn được tiêu thụ tại Việt Nam nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước


(CHG) Đó là thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Đồ uống có còn bất hợp pháp - Thực trạng và giải pháp” diễn ra chiều ngày 9/1 tại Hà Nội. Tọa đàm cho Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Tiểu ban Rượu vang và Rượu mạnh của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) tổ chức.
Các đại biểu thảo luận tại tọa đàm.
Phát biểu tại tọa đàm, GS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA cho biết, đồ uống có còn phi chính thức và bất hợp pháp luôn là vấn đề nhức nhối. Ở Việt Nam, lượng rượu phi chính thức nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được tiêu thụ tại nước ta. Với xu hướng tiêu thụ lớn như hiện nay, các sản phẩm phi chính thức sẽ gây ra nhiều tổn thất đáng kể về kinh tế, xã hội cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả ngân sách Nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn các công cụ quản lý Nhà nước, đặc biệt chính sách quản lý thị trường hay chính sách thuế đạt được các tiêu chí phù hợp, hiệu quả, công bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp chân chính phát triển bền vững.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết, trong năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và xử lý 336 vụ liên quan đến mặt hàng rượu, phạt tiền hơn 4 triệu đồng, phát hiện 6.470 chai rượu nhập lậu; 1.277 chai không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 4.285 chai vi phạm nhãn hàng hóa; 2.745 chai vi phạm hợp quy và 13.353 chai vi phạm khác.
Đối với mặt hàng bia, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 101 vụ, phạt tiền 1.104.000.000 đồng, số lượng hàng hóa vi phạm 272.616 chai bia nhập lậu; 1.360 chai quá hạn sử dụng và 39.300 chai không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tuy nhiên, tình trạng rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, gây thất thu thuế cho Nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Đức Lê cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do lợi nhuận cao đến từ việc sản xuất, buôn bán đồ uống có cồn bất hợp pháp. Cùng với đó, thói quen mua hàng khá dễ tính của người tiêu dùng như mua hàng không lấy hóa đơn, chứng từ, không kiểm tra tem, nhãn… đối với đồ uống có cồn.
Công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng chưa nhận được sự phối hợp, cung cấp thông tin nhận biết hàng thật, hàng giả của một số doanh nghiệp sản xuất, chủ sở hữu quyền; chi phí giám định cao, thời gian giám định dài nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Để giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế trên, đại diện Bộ Công thương đề xuất một số giải pháp bao gồm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, bia, đặc biệt là các quy định quản lý đối với rượu sản xuất thủ công; tăng cường nguồn lực và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý, chú trọng vai trò, trách nhiệm của cơ quan địa phương và đẩy mạnh công tác tuyên tryền, phổ biến pháp luật...
Tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, cảnh báo sớm các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đặc biệt là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn bất hợp pháp.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3