Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ đầu tư Khu công nghiệp nợ tiền nước, doanh nghiệp đồng loạt kêu cứu


Chủ đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (Bà Rịa - Vũng Tàu) nợ đơn vị cấp nước gần 19 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thứ cấp kêu cứu trước nguy cơ bị cắt nước.

Ngày 4/2, ông Phạm Tấn Luận, Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, tính đến ngày 26/1/2024, Chủ đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 là Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa (FIDC) còn nợ tổng cộng gần 19 tỷ đồng tiền nước của các tháng 9, 10, 11, 12/2023 và tháng 1/2024.

Cũng theo ông Phạm Tấn Luận, Công ty và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhiều lần mời FIDC đến họp nhưng tình hình không được cải thiện.

“Trong 2 ngày họp cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp vào ngày 19/12/2023 và ngày 16/1/2024 FIDC không hợp tác, không đưa ra lộ trình thanh toán và không ký vào biên bản cuộc họp. Cuộc họp gần nhất vào sáng 2/2, FIDC không tham dự”, ông Luận cho biết thêm.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ đầu tư Khu công nghiệp nợ tiền nước, doanh nghiệp đồng loạt kêu cứu
Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa là chủ đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2

Được biết, Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 mỗi ngày phát sinh khoảng 150 triệu đồng tiền nước. Số tiền nợ quá lớn khiến Công ty cổ phần Cấp nước Phú Mỹ không còn đủ nguồn lực để duy trì sản xuất.

Đại diện Công ty cổ phần Cấp nước Phú Mỹ cũng cho rằng, nếu FIDC không có cam kết bằng văn bản trả số tiền nói trên và tiền nước phát sinh hàng tháng thì sẽ giảm áp lực nước từ ngày 15/2. Sau đó sẽ tạm ngưng cấp nước vào ngày 22/2.

Ngày 2/2/2024, trước thông tin sẽ bị cắt nước trong thời gian tới, đại diện 19 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 tiếp tục có đơn kiến nghị khẩn cấp đến các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ đầu tư Khu công nghiệp nợ tiền nước, doanh nghiệp đồng loạt kêu cứu
Đơn kiến nghị của 19 doanh nghiệp tiếp tục được gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo đó, các doanh nghiệp này cho biết, họ đã đóng đầy đủ tiền nước hàng tháng cho FIDC nhưng FIDC không thanh toán cho đơn vị cung cấp nước là Công ty cổ phần Cấp nước Phú Mỹ.

“Nếu không có nước cho sản xuất thì 41 doanh nghiệp chúng tôi buộc phải đóng cửa”, các doanh nghiệp kiến nghị.

Đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện các ban, ngành chức năng của tỉnh vẫn đang làm việc với chủ đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2.

"Hiện nay, người đại diện pháp luật của chủ đầu tư là ông chủ người Đài Loan không có mặt ở Việt Nam", Đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết thêm.

Trước đó, Báo Công Thương đã phản ánh việc 19 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã đồng loạt viết đơn phản ánh về việc Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa là Chủ đầu tư của Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 đã áp đặt một số quy định bất hợp lý mà không thông qua thảo luận, lấy ý kiến của doanh nghiệp gây ra nhiều bức xúc.

Trụ sở FIDC trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2
Trụ sở FIDC trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2

Cụ thể, FIDC đã áp đặt thu phí hoạt động thu gom chất thải, lập chốt ngăn chặn xe xử lý môi trường ở bên ngoài vào trong khu công nghiệp; tự ý áp dụng đơn giá đối với hành vi vi phạm xả thải; ban hành Quy chế hoạt động kinh doanh KCN Mỹ Xuân A2 không thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tăng phí xử lý nước thải trái với quy định trong hợp đồng thuê đất. Cùng với đó là những kiến nghị liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xác định người đại diện theo pháp luật hiện tại của FIDC.

Đồng thời, FIDC còn nợ Công ty Cổ phần cấp nước Phú Mỹ hơn 15 tỷ đồng tiền nước (thời điểm ngày 22/12/2023).

Sau phản ánh, Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương giải quyết dứt điểm vụ việc 19 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại KCN Mỹ Xuân A2 (thị xã Phú Mỹ) phản đối một số quy định, hoạt động do chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (FIDC) đưa ra.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại sự việc vẫn chưa được xử lý dứt điểm, Chủ đầu tư Khu công nghiệp không hợp tác, nợ tiền nước khiến 41 doanh nghiệp thứ cấp đang đứng trước nguy cơ bị cắt nước, dừng hoạt động.

Nguồn: Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Xử phạt hơn 100 triệu đồng trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm.

(CHG) Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 1 đã kiểm tra, xử lý vi phạm, phạt tiền và buộc tiêu hủy thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Phát hiện vụ kinh doanh sách giáo khoa giả lớn nhất từ trước đến nay

(CHG) Ngày 16/7/2024, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Môi trường Công an tỉnh, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Cần Thơ, và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra địa điểm tập kết, lưu trữ, và kinh doanh sách giáo khoa tại đường số 1, khu dân cư Tây Đô EcoPark, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra, thu giữ trên 2,5 tấn hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An thực hiện kiểm tra, phát hiện, tạm giữ số lượng lớn hàng hóa, sản phẩm mỹ phẩm, nghi không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu kinh doanh trên nền tảng facebook, tiktok.

Xem chi tiết
Quản lý thị trường Bến Tre tịch thu, tiêu huỷ hơn 20000 sản phẩm và nộp ngân sách 450 triệu đồng

(CHG) Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 4 (Bến Tre) cho biết trong quý II/2024 đã xử phạt 11 vụ vi phạm kinh doanh trên thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 450 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tây Ninh: Tiêu hủy hơn 500 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 14/7, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa tổ chức thi hành Quyết định số 1248/QĐ-XPHC của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xử phạt vi phạm hành chính đối với bà NTHT, kinh doanh mỹ phẩm với tổng số tiền hơn 102 triệu đồng và buộc tiêu hủy hơn 500 đơn vị sản phẩm là mỹ phẩm các loại. Trị giá tang vật vi phạm hơn 166 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3