Bài 1: Mua rượu online, lợi bất cập hại


(CHG) Cận Tết Nguyên đán 2023, nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng của người dân tăng cao, đặt biệt là các sản phẩm như rượu, nhất là các loại rượu có nhãn hàng ngoại. Thương mại điện tử phát triển, việc mua bán của người tiêu dùng ngày càng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng “chốt đơn” được đúng loại rượu đảm bảo chất lượng.
Rượu ngoại được bán tràn lan trên mạng.
Dễ mua rượu ngoại trên “chợ mạng”, nhưng chất lượng?
Chỉ cần gõ từ khóa “rượu ngoại xịn” trên công cụ tìm kiếm phổ thông như Google trên internet, người tiêu dùng sẽ có hàng nghìn kết quả “quảng cáo” rao bán rượu nhập khẩu chính hãng. Mức giá được “chủ shop” chào bán rất khác nhau. Cùng một loại rượu ngoại, nhưng giá cả có khi chênh lệch cả triệu đồng. “Rượu ngoại xịn” rẻ nhất có giá vài trăm nghìn. Nhưng cùng loại với nó, có thể có giá vài chục triệu. 
Gọi điện thoại tới một số hotline của shop bán “rượu ngoại xịn” cam kết uy tín số một thị trường, người tiêu dùng sẽ được tư vấn nhiệt tình về các loại rượu “xịn” khác nhau, với nhiều khung giá để đáp ứng nhu cầu của người mua. Nếu tin tưởng, người mua chỉ cần cho địa chỉ là shop sẽ gửi ‘rượu ngoại xịn” tới tận nhà, nhận hàng trả tiền. Tuy nhiên, nếu cần đến tận nơi để xem hàng rồi mới “chốt đơn” thì không mấy shop còn mặn mà tư vấn tiếp. Bởi lẽ, phần lớn những gian hàng ảo hiện chỉ bán hàng online, không bày bán và không trữ hàng. Hàng sẽ được chuyển đi từ một tổng kho nào đó, và nằm ở đâu đó không cụ thể địa chỉ.
Một chủ shop bán “rượu ngoại xịn” tiết lộ: Những dòng địa chỉ ghi trên website hoặc trên các thông tin quảng cáo chỉ là kho hàng tổng, mọi giao dịch đều trực tuyến và giao nhận thanh toán qua các hình thức trung gian; không chỉ có vậy, những loại “rượu ngoại xịn xách tay” thực chất là hàng nhập lậu, trốn thuế được bán với mức giá cao nhưng chất lượng cụ thể như thế nào cũng không thể kiểm định được.
Tất nhiên, các cơ sở bán hàng rượu ngoại qua mạng đều không xuất hóa đơn thuế VAT. Nếu có hứa trả hóa đơn VAT thì sẽ trì hoãn để khách chán tự bỏ hóa đơn hoặc sẽ thuyết phục khách “đợi khi khác”. 
Về giá, các loại rượu ngoại thường được các chủ cơ sở bán rượu ngoại qua mạng rao với mức giá vài triệu đồng. “Rượu Chivas 2, xách tay Đức, có giá 3,2 triệu đồng/chai loại 0,7 lít. Loại thường miễn thuế là 2,45 triệu đồng/chai. Không quyết nhanh thì sẽ không có giá đó.” Đây là lời khẳng định của môt chủ shop bán rượu ngoại tại trang ruouxachtay.net với cam kết: Rượu xách tay và rượu miễn thuế đều là hàng chuẩn với chất lượng như nhau. Nếu khách chọn được hàng, cơ sở sẽ giao hàng rồi mới thanh toán; Nếu hàng không chuẩn có thể trả lại shop.
Như vậy, việc mua bán rượu ngoại qua chợ mạng dễ dàng và phổ biến với đầy đủ phương thức giao dịch thương mại thông thường. Tuy nhiên, về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm thì chỉ có "gốc kho" mới biết chứ nhiều khi người bán hàng “trung gian” cũng có thể chưa biết rõ. 
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề nóng, nhất là trong dịp cuối năm. Điều đáng nói là các chiêu thức, thủ đoạn của những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm càng ngày càng tinh vi. Điều này đã gây khó khăn cho các lực lượng chức năng, cơ quan quản lý và những doanh nghiệp làm ăn chân chính. 
Rượu không phải là mặt hàng cấm nhưng là mặt hàng nhạy cảm, có lợi nhuận cao. Cận Tết cũng là thời điểm nhu cầu sử dụng, mua bán, biếu tặng rượu lên cao. Mua bán rượu càng dễ dàng thì việckinh doanh rượu không đảm bảo chất lượng càng dễ xảy ra. Người tiêu dùng chỉ có thể “chốt đơn” chứ không thể biết được “chất lượng” sản phẩm như thế nào?
Bán rượu ngoại online với nhiều chiêu trò khuyến mại ngày càng tinh vi hơn.
"Nóng" việc buôn lậu “rượu ngoại xịn” không rõ nguồn gốc
Theo đánh giá của lực lượng chức năng, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả vào dịp cận Tết luôn tăng cao. Nhiều vụ việc vận chuyển hàng giả, nhất là mặt hàng rượu ngoại đã bị phát hiện và thu giữ.
Điển hình như vào ngày 15/12, tại Km635 quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh và Đội Quản lý thị trường số 7 tiến hành dừng xe thư báo BKS 29C-23598 để kiểm tra hành chính. Lực lượng chức năng phát hiện xe chở 2.094 chai rượu do nước ngoài sản xuất, gồm các nhãn hiệu: Johnnie Walker, Balvenie aged 12 year, Glenlivet ESTD 1824, Chivas 18, Ballentines… trị giá số hàng khoảng 1 tỷ đồng.
Thời điểm kiểm tra, tài xế đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số rượu trên. Theo tài xế các loại rượu trên đang trên đường vận chuyển từ Quảng Trị ra Hà Nội tiêu thụ. 
Cũng tại Quảng Bình, ngày 21/12, Công an TP. Đồng Hới phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Bình kiểm tra xe ô tô BKS 89H-020.28 phát hiện 885 chai rượu do nước ngoài sản xuất. Lô rượu gồm các nhãn hiệu: Johnnie Walker Red Label, Chivas Regal 12, Chivas Regal 18, Chivas Regal 25, Royal Salute 21… Trên các chai rượu nêu trên không có tem nhập khẩu rượu theo quy định, và không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Số rượu trên được ngụy trang tinh vi trong các thùng thanh long từ các tỉnh phía Nam vận chuyển ra Bắc để tiêu thụ. 
Một trong những lý do khiến “rượu ngoại xịn” được mua bán tấp nập qua mạng internet là vì giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng chính ngạch có sự quản lý của Nhà nước.
Nhiều năm nay, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thực hiện chiến lược tăng giá rượu nhập khẩu nhằm giảm sử dụng rượu có hại trên cơ sở phòng, chống tác hại của rượu, giảm các tác hại do rượu gây ra như bệnh tật, thương tích và tử vong,... Thực tế cho thấy, việc tăng giá rượu nhập khẩu cao hơn còn tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. 
WHO cũng khuyến nghị các quốc gia thiết lập hệ thống cụ thể thuế nội địa có thể tính đến rượu nhập khẩu, đi kèm một hệ thống pháp luật thực thi hiệu quả. Chiến lược khuyến khích các quốc gia xem xét giá cả thường xuyên đối với rượu nhập khẩu liên quan đến lạm phát và mức thu nhập; cấm hoặc hạn chế việc bán hàng dưới giá gốc, trong đó có rượu nhập khẩu và các chương trình khuyến mãi giá khác đối với mọi loại rượu nói chung và rượu nhập khẩu nói riêng.
Chính sách thuế và giá rượu là cách quản lý tốt nhất đối với kinh doanh rượu nhập khẩu về chi phí để giảm bớt gánh nặng sử dụng rượu có hại. Theo số liệu của WHO, hầu hết các quốc gia phản hồi (95%) có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu nói chung, và rượu nhập khẩu nói riêng. Được biết, 100% các quốc gia đều áp dụng thuế xuất nhập khẩu đối với rượu. Bên cạnh đó, một số quốc gia sử dụng thuế và mức giá khác, bao gồm: điều chỉnh thuế để theo kịp lạm phát và mức thu nhập, áp đặt chính sách giá tối thiểu hoặc cấm chi phí thấp hơn, cấm giảm giá bán hoặc không được kinh doanh rượu nhập khẩu với số lượng lớn.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định về hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái là xử phạt hành chính và có thể truy tố trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, do lợi nhuận rất lớn từ việc kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng nhái… nhiều người vẫn liều lĩnh vi phạm. Đây là vấn đề cần phải có giải pháp hữu hiệu hơn nữa từ cơ quan quản lý nhà nước, nhằm quản lý được chặt chẽ việc quản lý kinh doanh rượu, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc mua, bán rượu ngoại trên các gian hàng “chợ mạng” để chống các hành vi buôn lậu mặt hàng rượu ngoại. Còn với người tiêu dùng, việc tìm mua rượu ngoại trên “chợ mạng” rất dễ trở thành đối tượng tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu đối với mặt hàng này, đồng thời cũng dễ dàng biến mình trở thành nạn nhân của những hành vi lừa đảo, khi lỡ mua phải “rượu rởm” mà không dễ truy tìm được kẻ lừa đảo trên không gian mạng - là hiện tượng đang phổ biến hiện nay.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3