(CHG) Thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an các tỉnh biên giới đều ghi nhận nhiều tin báo tố giác của người dân về việc một số đối tượng thông qua các ứng dụng mạng xã hội đăng thông báo tuyển dụng nhằm lôi kéo người dân trên địa bàn đi lao động, làm việc tại Campuchia… với mức lương cao, sau đó đòi tiền chuộc.
Lực lượng chức năng đã giải cứu những người bị lừa sang Campuchia.
Bẫy buôn lao động qua biên giới rồi đòi tiền chuộc
Khoảng đầu tháng 1/2023, bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an xác định hai đối tượng cầm đầu ở Việt Nam là Nguyễn Hoàng Sang (SN 2001), Lê Trường Thịnh (SN 1997), cùng ở Tây Ninh.
Qua điều tra, xác định Sang, Thịnh cùng một nhóm đối tượng khoảng gần 30 cá nhân câu kết với hai đối tượng khác có biệt danh là "Lùn" và "Trắng" (chưa rõ nhân thân, người Trung Quốc) thành lập công ty trá hình, đặt trụ sở tại nước ngoài tổ chức sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, "Lùn" và "Trắng" cùng với nhóm của Sang, Thịnh đã tuyển gần 100 người Việt Nam, đưa sang Campuchia làm việc bằng hình thức thông qua các trang mạng xã hội, đăng bài viết với nội dung hứa hẹn mức lương cao, đãi ngộ hấp dẫn để tuyển dụng. Đồng thời, khuyến khích các nhân viên lôi kéo thêm bạn bè, người thân sang Campuchia cùng làm việc.
Sau đó, nhóm này cho các đối tượng trong đường dây hưởng hoa hồng trên tổng số tiền lừa chiếm đoạt của các nạn nhân.
Vai trò của Sang và Thịnh được xác định là trực tiếp giao việc cho các đối tượng gọi điện, nhắn tin qua mạng xã hội Facebook để dụ dỗ, lôi kéo nhiều cá nhân tham gia theo dõi, bấm yêu thích (còn gọi là "thả tim") trên ứng dụng TikTok, mạng Facebook.
Các đối tượng hướng dẫn những nạn nhân liên hệ qua ứng dụng Telegram rồi lừa chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của chúng. Khi nạn nhân đã chuyển tiền lần thứ nhất thì sẽ càng bị cuốn hút vào mức với lợi nhuận ổ nhóm này đưa ra.
Đến khi nạn nhân chuyển số tiền lớn, ổ nhóm này chặn liên lạc, xóa tài khoản và chiếm đoạt tiền của nạn nhân để sử dụng. Ngoài lừa đảo tuyển cộng tác viên qua mạng, nhóm này thường xuyên lập tài khoản trên website Corona đặt cược đánh bạc “tài xỉu” để được hưởng hoa hồng.
Sơ bộ điều tra, các đối tượng đã lừa đảo hàng nghìn người Việt Nam, chiếm đoạt số tiền ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Lực lượng công an đã bắt giữ 23 đối tượng trong đường dây lừa đảo này.
Có thể thấy, khi người lao động đồng ý sang Campuchia làm việc, họ được các đối tượng hướng dẫn đường đi, đưa đến các địa điểm có tên công ty do người Trung Quốc làm chủ tại Campuchia. Tại đây, các đối tượng là người Việt Nam cấu kết với các đối tượng người Trung Quốc giao công việc và hướng dẫn nạn nhân lập các tài khoản mạng xã hội để giả danh làm nhân viên tuyển cộng tác viên, nhân viên sàn đầu tư tài chính, nhân viên cơ quan nhà nước... nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người Việt Nam, người Trung Quốc và người dân các nước khác.
Các đối tượng trên ép nạn nhân thực hiện các chỉ tiêu về số tiền lừa đảo được trong tháng, nếu không hoàn thành sẽ đưa vào diện vi phạm hợp đồng và bị phạt. Với áp lực chỉ tiêu cao, đa số các lao động sang Campuchia làm công việc trên đều không hoàn thành chỉ tiêu. Khi họ muốn trở về Việt Nam, các đối tượng yêu cầu bồi thường hợp đồng và đóng tiền phạt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Tiếp nhận 226 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Campuchia trao trả tại Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên - Kiên Giang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia khuyến nghị
Theo đó, người dân cần cảnh giác với các mối quan hệ qua mạng xã hội, hứa hẹn công việc có thu nhập cao, các cá nhân/tổ chức có hoạt động tuyển dụng trên mạng nhưng không có địa chỉ rõ ràng hoặc tư cách pháp nhân ở Việt Nam, tổ chức nhập cảnh Campuchia qua đường tiểu ngạch.
Người dân nên từ chối mọi sự giúp đỡ, hứa hẹn, cam kết làm việc nhẹ thu nhập cao, lợi ích vật chất để đi lao động nước ngoài từ người khác qua mạng xã hội, nhất là những người lạ, người không quen.
Thực hiện tuyên truyền, cảnh báo cho những người xung quanh về thủ đoạn của đối tượng hứa hẹn việc làm nhàn hạ, thu nhập cao để lừa bán nạn nhân ra nước ngoài nhằm cưỡng bức lao động, tổ chức xuất nhập cảnh bất hợp pháp.
Bản thân người lao động nên hiểu rõ hậu quả của việc bị dụ dỗ làm việc bất hợp pháp, đó là việc bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ/đánh đập, bị bóc lột tình dục, bị giam giữ trái phép, bị bắt giữ làm con tin đòi tiền chuộc từ gia đình;
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cũng khuyến nghị các trường hợp công dân Việt Nam bị lôi kéo sang Campuchia làm việc bất hợp pháp, trong trường hợp cần thiết đề nghị liên hệ thông qua Tổng đài Bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao hoặc qua đường dây nóng bảo hộ công dân của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia để được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, việc đưa người lao động từ Việt Nam sang Campuchia trái phép cũng được quy định xử phạt tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Cụ thể, Điều 348, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định mức phạt đối với tội đưa người xuất, nhập cảnh trái phép có thể bị phạt tù từ 1 - 15 năm tuỳ theo mức độ vi phạm về số lượng người, số lượng tiền tthu lợi bất chính hoặc làm chết người. Hình phạt bổ sung ngoài hình phạt chính nêu trên là người phạm tội có thể bị phạt từ 10 - 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoăc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Người có hành vi vượt biên trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 18, Nghị định 144/2021/NĐ-CP từ 3 triệu đến 40 triệu đồng tuỳ mức độ vi phạm về giấy tờ hồ sơ xuất nhập cảnh.
Người vượt biên trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với hình thức phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; tái phạm nguy hiểm có thể bị phạt tù từ 2 - 7 năm. Hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, cấm cư trú từ 1 - 5 năm.
Tốt hơn hết, người lao động nên có cảnh giác cao độ với những thủ đoạn lừa đảo nêu trên nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như mất tiền số lượng lớn hoặc bị rơi vào cạm bẫy giữ người đòi tiền chuộc tại nước ngoài.
Cách nhận biết các hình thức lừa đảo qua tin tuyển dụng:
1. Tỉnh táo trước những tin tuyển dụng hấp dẫn và yêu cầu thu phí “bất thường”: Hiện nay, những hình thức lừa đảo của các đối tượng xấu ngày càng đa dạng và khó lường như không cần bằng cấp, thu nhập cao không giới hạn, việc nhẹ tại nhà … khiến những người tìm việc dễ dàng bị dẫn dắt. Các đối tượng xấu sẽ “vẽ ra một công việc như mở”, từ đó yêu cầu người tìm việc phải nộp phí đặt cọc, phí giữ chỗ hay phí bảo lãnh để đăng ký làm việc.
2. Tìm hiểu thật kỹ thông tin: Giấy phép kinh doanh và mã số thuế là những thông tin mở, có thể tra cứu dễ dàng ở cổng thông tin công khai, kẻ lừa đảo có thể lợi dụng để nhằm lấy lòng tin của bạn rằng họ biết tên Giám đốc, có Mã số thuế cũng như hình ảnh của giấy phép kinh doanh để nhận mình là chính chủ.
3. Thông tin người tuyển dụng mập mờ: Để xây dựng và tăng độ uy tín đối với người tìm việc, một số đối tượng thậm chí còn lập tài khoản cá nhân, fanpage mạo danh hoặc giả mạo thông tin chuyên trang tuyển dụng hoặc các công ty tập đoàn quy mô lớn nhằm “gài bẫy con mồi”, gửi thông tin trực tiếp qua tin nhắn riêng cho người tìm việc. |
2
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết