Bài 1: Cảnh báo về bẫy “việc nhẹ lương cao”


(CHG) Thông qua các ứng dụng trên nền tảng mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo đăng thông báo tuyển dụng việc làm với công việc đơn giản, yêu cầu có kiến thức về công nghệ thông tin, mức lương hấp dẫn cả nghìn USD/tháng.

Cẩn trọng với việc tuyển dụng qua mạng "việc nhẹ lương cao". Ảnh minh họa.
Bắt đầu từ việc xem video, chốt đơn… để kiếm tiền khủng 
Chỉ cần biết sử dụng mạng xã hội và có số tài khoản là bạn có thể được tuyển làm cộng tác viên online với mức thù lao hậu hĩnh. Sự việc tưởng như đơn giản, nhưng sau đó lại có diễn biến phức tạp khiến nhiều người bị lừa mất số tiền lớn. 
Các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo làm việc online “việc nhẹ lương cao” là một thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Thế nhưng, không ít lao động, đặc biệt là những lao động trẻ như mẹ bỉm sữa, nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên vẫn… "sập bẫy".
Trao đổi với phóng viên, chị H.H. (Hà Nội) cho biết, trong lúc công việc bấp bênh, thu nhập thấp, chị muốn kiếm thêm việc làm để trang trải cuộc sống. Chị lên mạng và đăng ký với 1 tài khoản Zalo. Tiếp đó, chủ tài khoản này hướng dẫn chị tham gia vào 1 nhóm Telegram (nhóm chat bảo mật cao). 
Tại đây, chị được hướng dẫn khai báo thông tin, số tài khoản ngân hàng. Sau đó, chị chỉ việc click vào xem clip đang nổi, thu nhập được tính theo lượt xem, nói là để tăng view, uy tín cho kênh. “Hết ngày, các bạn ấy gửi tổng kết, tiền về tài khoản thật. Tôi nhận được hơn 100.000 đồng, mà chỉ cần click xem mấy clip hot”, chị H.H. kể lại. 
Sau khi nhận được khoản thu nhập đầu tiên, họ nhiệt tình hỗ trợ, tư vấn rằng có nhiều cách kiếm tiền với mức thu nhập cao hơn. Đó là thực hiện các bước theo hướng dẫn để đầu tư sinh lời khủng. Ví dụ, đầu tư (mua hàng online tăng uy tín cho shop, đầu tư chứng khoán...) 100.000 đồng thì hôm sau có 130.000 đồng, đầu tư 1 triệu đồng thì hôm sau có 1,3 triệu đồng...
“Tôi đã đầu tư thử 100.000 đồng. Hôm sau tiền về tài khoản đúng 130.000 đồng. Chuyển 1 triệu, tiền vẫn về 1,3 triệu ngày hôm sau. Tiếp theo là` chuyển 10 triệu đồng để đầu tư. Từ đây, họ bắt đầu dẫn dắt: Đầu tư thêm 10 triệu
đồng nữa thì tổng số tiền nhận được không phải là 26 triệu đồng mà là 30 triệu đồng. Nhưng đó chỉ là tiền ảo, họ tư vấn chưa nên rút, vì ở mức này phí rất cao… Đến lúc này, tôi đã nhận ra mình bị lừa, nhưng không kịp trở tay. May mà chỉ mới ở mốc 10 triệu đồng”, chị H.H. chia sẻ.
Không chỉ mời chào xem các clip hot, các đối tượng lừa đảo còn dụ “con mồi” chốt đơn hàng online với tiền công “khủng”. Anh Nguyễn Văn Tuấn (trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) thấy hấp dẫn trước lời chào mời của nhóm "Tìm việc làm AEON MALL Long Biên và các khu vực lân cận" nên đã đăng ký làm cộng tác viên. Công việc của anh là chốt đơn hàng online trên phần mềm của công ty. Với mỗi đơn hàng chốt được, anh Tuấn sẽ được hưởng 20% hoa hồng giá trị đơn hàng.
“Tôi được hướng dẫn đăng nhập, đăng ký số tài khoản rồi tôi phải liên kết tài khoản ngân hàng và nạp tiền vào tài khoản trên phần mềm này để chốt đơn. Nhiệm vụ của tôi là phải chốt ít nhất 5 đơn hàng/ngày. Nếu tôi không làm đủ 5 đơn, sẽ không rút được tiền, đồng nghĩa với việc tôi sẽ mất trắng số tiền mình bỏ vào”, anh Nguyễn Văn Tuấn kể.
Ban đầu, anh Tuấn chỉ cần nạp số tiền vài chục ngàn đồng để làm nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành 5 đơn hàng đầu tiên với tổng số tiền 150.000 đồng, anh Tuấn đã rút cả vốn lẫn lãi là 190.000 đồng. Thấy kiếm tiền dễ, anh Tuấn tiếp tục nạp 1,2 triệu đồng để chốt đơn thứ 6 rồi đơn thứ 7, đơn thứ 8 với số tiền nạp vào app tăng lên. Đến đơn hàng thứ 9, số tiền anh Tuấn bỏ ra lên tới 20 triệu đồng. Lúc này, nghi ngờ mình bị lừa đảo, anh Tuấn nhắn tin cho tư vấn viên là muốn rút tiền.
“Nhưng tôi không rút tiền ra được. Họ yêu cầu tôi phải hoàn thành nốt đơn thứ 10, rồi làm thêm hai đơn nữa mới rút được. Trong khi đó, số tiền tôi nạp vào tài khoản là 41.338.000 đồng. Tiếp tục gọi cho họ để rút tiền ra, họ lại lấy lý do số tiền lớn, phải chuyển khoản qua ngân hàng. Họ yêu cầu tôi cung cấp thông tin cá nhân để làm thủ tục giải ngân. Khi gửi bản chụp thẻ căn cước công dân như yêu cầu, họ lại yêu cầu tôi nộp thuế thu nhập cá nhân với số tiền là 14.468.300 đồng mới hoàn trả lại tiền. Lúc này, tôi biết mình bị lừa đảo nên đã làm đơn trình báo, tố giác hành vi của các đối tượng này tới cơ quan công an”, anh Tuấn bức xúc nói.

Nhiều chiêu trò lừa đảo qua mạng đã và đang diễn ra khắp cả nước.
Công việc ảo, giao dịch chuyển tiền thật
Kịch bản chung của các chiêu thức lừa đảo “việc nhẹ lương cao” là sau khi người tham gia xuống tiền mua những gói nhiệm vụ có giá trị rất lớn, hoặc nhận ra mình có dấu hiệu bị lừa đảo, các app, website sẽ liên tục báo lỗi hoặc ngừng hoạt động, các đối tượng lừa đảo cũng "biến mất". Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cũng không thoát khỏi việc bị lợi dụng danh tiếng để thực hiện những chiêu trò lừa đảo này.
Lợi dụng xã hội đang có nhiều lao động trẻ tìm việc làm, các đối tượng đã sử dụng những chiêu trò lừa đảo người lao động bằng những tin nhắn tuyển dụng cho sàn TMĐT. Những tin nhắn này xưng là giám đốc marketing hoặc nhân viên phòng nhân sự của các sàn TMĐT gồm: Tiki, Shopee và Lazada, đang cần tuyển dụng số lượng nhân viên chuyên đặt hàng để nâng cao số lượng giao dịch và thứ hạng của cửa hàng. Yêu cầu đưa ra khá đơn giản và quyền lợi cho người có nhu cầu cao, "có thể kiếm được từ 800.000 đồng đến vài triệu đồng/ngày, được quyết toán trong ngày" hoặc "chỉ cần một chiếc điện thoại, mỗi ngày dễ dàng kiếm 2 triệu đồng" khi tham gia làm việc bán thời gian trên trang Tiki. Trước lời chào mời hấp dẫn ấy, nhiều người cho rằng do dịch Covid-19, hàng hóa tồn đọng, thiếu nhân lực nên chưa tìm hiểu kỹ đã vội tin tưởng đây là tin tuyển dụng thật.
Để tạo lòng tin, các đối tượng còn để lại cả số điện thoại, zalo để lừa đảo. Nhiều người cho biết, khi họ đăng ký công việc trên thì được hướng dẫn làm việc online, sao chép link sản phẩm để ăn hoa hồng, nhưng phải đặt cọc khoản tiền 300.000 đồng giữ chỗ. Trường hợp một vị "giám đốc" khác thì yêu cầu người tìm việc đăng ký, nhập thông tin cá nhân qua một đường link, đồng thời yêu cầu nhập số tài khoản ngân hàng để trả lương ngay trong ngày. Nghi ngờ có điều bất thường, nên người này từ chối thì vị "giám đốc" xóa khỏi danh sách bạn bè.
Hiện nay, những chiêu trò lừa đảo trên vẫn hoàn toàn có thể đánh lừa nhiều người lao động vì tâm lý muốn tìm được việc làm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người lao động nên thận trọng, nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng mã OTP... cho bất cứ cá nhân nào khác. Các hình thức đóng tiền trước khi làm việc hay đóng tiền đồng phục... cũng là hành vi lừa đảo, đa cấp, người lao động cần hết sức cảnh giác.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên những kẻ lừa đảo đánh vào tâm lý cần việc làm của nhiều lao động. Đại diện sàn TMĐT Lazada cho biết, đây là hình thức lừa đảo và sàn đã có cảnh báo cũng như báo cáo lên cơ quan chức năng. Người có nhu cầu việc làm cần xác định rõ các công ty thường sẽ có bộ phận nhân sự để làm việc cùng ứng viên tuyển dụng qua email, gọi trực tiếp. Không có hình thức nhắn tin tuyển dụng trên diện rộng như vậy. 
Đơn vị này cũng cảnh báo thêm những hình thức giả mạo sàn chiếm đoạt tài sản của các đối tượng như tự nhận là nhân viên Lazada hỗ trợ đổi trả hàng, lừa khách bấm vào link giả mạo rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Các đối tượng gửi tin nhắn hoặc cuộc gọi giả mạo Lazada có kèm đường link liên kết lừa đảo và yêu cầu khách khai báo thông tin cá nhân, lừa đảo thông tin trúng thưởng rồi yêu cầu người nhận trả thêm phí vận chuyển hoặc hỗ trợ.
Để tránh bị lừa đảo qua mạng, cần tìm hiểu kỹ các thông tin, chương trình ưu đãi trước khi nhấn vào đường link tham gia; cẩn trọng trước các yêu cầu điền thông tin tài khoản ngân hàng, căn cước công dân, số điện thoại, nhất là số OTP từ ngân hàng, để tránh bị chiếm đoạt tiền.
Theo Luật sư Nguyễn Hồng Quang (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), hành vi lừa đảo tuyển dụng việc nhẹ lương cao của các đối tượng có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Tùy theo tính chất, mức độ hành vi phạm tội và giá trị tài sản chiếm đoạt mà khung hình phạt tù tối đa của tội này cao nhất là tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3