Bắt giữ 1.378 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2022


(CHG) Cục Hải quan Lạng Sơn đã chủ trì, phối hợp, phát hiện và bắt giữ 1.378 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, xử phạt vi phạm hành chính 1.357 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 7.857 triệu đồng.

Lực lượng Hải quan Hữu Nghị kiểm tra hàng hóa theo tín báo giám sát trực tuyến. Ảnh:H.Nụ
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, tính đến ngày 15/12, các đơn vị trực thuộc Cục đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ 1.378 vụ vi phạm, trị giá ước tính trên 59 tỷ đồng, giảm 21,34% về số vụ và giảm 9,22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, 8 vụ vi phạm về kiểm soát hải quan với trị giá 370,7 triệu đồng; 1.360 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả với trị giá 54,7 tỷ đồng và 10 vụ vi phạm khác với trị giá gần 3,8 tỷ đồng.
Hải quan Lạng Sơn quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1.357 vụ với số tiền phạt thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 7.857 triệu đồng; ra quyết định khởi tố 1 vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; chuyển hồ sơ kiến nghị cơ quan công an khởi tố 1 vụ án hình sự về tội buôn bán hàng giả.
Qua công tác trực ban, giám sát trực tuyến, hải quan Lạng Sơn đã tạo ra 280 tin báo trên Hệ thống quản lý trực ban. Trong đó, đã xử lý 260 tin báo, phát hiện vi phạm 160 tin báo. Tiến hành truy thu số tiền 2,05 tỷ đồng, xử lý vi phạm hành chính với số tiền 721,4 triệu đồng.
Đánh giá về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại năm 2022, ông Vũ Tuấn Bình, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, hiện nay tình trạng buôn lậu, mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường mòn, lối mở, đồi núi khu vực giáp biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hầu như không còn.
Tuy nhiên, gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn xảy ra dưới các hình thực lợi dụng quy trình hải quan điện tử, hàng hóa được phân luồng Xanh, luồng Vàng để khai sai về chủng loại hàng hóa, mã số, thuế suất, trị giá dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp mà cơ quan hải quan phát hiện khi kiểm tra trong quá trình làm thủ tục thông quan. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu. Trong đó các mặt hàng vi phạm chủ yếu là hàng bách hóa, tiêu dùng, máy móc thiết bị, vi phạm về nhãn mác, giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập khẩu không có giấy phép.
Ông Vũ Tuấn Bình cũng đã biểu dương, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của toàn Cục đã đạt được trong năm 2022. Cùng với đó, Phó Cục trưởng cũng yêu cầu toàn thể lãnh đạo, công chức, người lao động luôn đoàn kết, thực hiện tốt nội quy, chỉ đạo để làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn.
Thời điểm cận Tết nguyên đán 2023, Phó Cục trưởng lưu ý các lực lượng hải quan chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý địa bàn, nỗ lực trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng dịp cuối năm.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3