Xử lý hơn 900 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại


(CHG) Từ đầu năm 2022 đến nay, Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra, xử lý 963 vụ vi phạm hàng hóa. Tổng số tiền xử phạt hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy hơn 3,3 tỷ đồng.
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã nhộn nhịp trở lại, số vụ việc vi phạm liên quan đến các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, găng tay, thuốc phòng, chữa bệnh, test thử nhanh Covid-19… đã giảm mạnh.
Tuy nhiên, nhóm hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm lại có xu hướng gia tăng về cả số vụ và trị giá hàng hóa tịch thu. Nhóm mặt hàng vi pham chủ yếu do lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử lý là thuốc lá điếu, thực phẩm ( đường cát), mỹ phẩm, phân bón, đồ may mặc, đồ chơi trẻ em…
Lực lượng QLTT Hà Tĩnh kiểm tra hàng hóa vi phạm.
Trước tình trạng này, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, theo dõi tình hình diễn biến thị trường qua đó bắt giữ xử lý nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại.
Điển hình, ngày 6/10/2022, Đội QLTT số 6 phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Tĩnh tiến hành dừng, khám xe ô tô tải mang BKS 74C-033.53 do ông Trương Công Vũ (trú phường Đông Ba, TP. Huế) theo hướng từ Nam ra Bắc. Lực lượng chức năng phát hiện, trên xe chở theo 4.000 kg đường kính do Thái Lan sản xuất, nhưng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Đội Quản lý thị trường số 6 đã tạm giữ toàn bộ số đường kính nêu trên để phục vụ công tác điều tra, xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, việc trở lại hoạt động bình thường  các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống kéo theo các vi phạm liên quan đến sử dụng nguyên liệu (thực phẩm) như mỡ, nội tạng và sản phẩm động vật khác không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm diễn ra phức tạp. Các hành vi vi phạm chủ yếu như kinh doanh hàng nhập lậu, không có hóa đơn, chứng từ, hàng nhái nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, không niêm yết giá hàng hóa theo quy định của pháp luật vi phạm về điều kiệm bản đảm an toàn trong kinh doanh bảo quản an toàn thực phẩm…
Từ đầu năm đến nay, Cục QLTT Hà Tĩnh đã xử lý 963 vụ vi phạm hàng hóa. Tổng số tiền xử phạt hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy hơn 3,3 tỷ đồng. Với quyết tâm ngăn chặn đẩy lùi các hoạt động buôn bán, gian lận thương mại, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyển truyền bằng nhiều hình thực làm việc với các nhà phân phối, cơ sở kinh doanh trên địa bàn; ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại, không kinh doanh các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý…
Cùng với đó, thực hiện quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; trong đó tập trung vào các mặt hàng lĩnh vực như: Thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp…
Từ nay đến cuối năm, dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp, vì vậy để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường tập trung nắm bắt tình hình vi phạm tại cá của khẩu, địa bàn nổi cộm có liên quan đến mặt hàng đường, phân bón và xăng dầu.
Song song đó, nắm tình hình lưu chuyến hàng hóa tại các kho chứa hàng của các doanh nghiệp kho vận, doanh nghiệp nhập khẩu hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc tân dược; kịp thời phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu thay đổi thời hạn sử dụng trên nhãn, bao bì hàng hóa để đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tại các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt tại các địa bàn, lĩnh vực, mặt hàng quan trọng, nhạy cảm, nổi cộm.
Tại cuộc họp đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ của những tháng cuối năm của lực lượng quản lý thị trường tổ chức ngày 19/10, tại Nghệ An vừa qua, Phó Cục trường Cục quản lý thị trường Hà Tĩnh - ông Phan Thanh Bá nhận định, những tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian “nóng” trên mặt trận chống hàng giả, hàng nhái. Thời điểm này, mặc dù dịch Covid-19 được kiểm soát nhưng vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trên thương mại điện tử đã trở lại và diễn biến phức tạp. chưa kể hàng hóa quá hạn, hàng giả, hàng tồn trong quá trinh dịch bện Covid-19 chưa có cơ hội tiêu thụ thì nay là thời điểm thích hợp.
Do vậy ông Phan Thanh Bá nhấn mạnh, lực lượng quản lý thị trường Hà Tĩnh sẽ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính như xăng dầu, phân bón… Sau đó là vấn đề liên quan đến hàng giả, an toàn thực phẩm dịp trước trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán… các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử và mạng xã hội…
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3