(CHG) Xe ô tô chở 340 chiếc khăn trải bàn có kích thước 150cmx100cm, được sản xuất ngoài Việt Nam nghi nhập lậu đang lưu thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã bị lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ.
Cụ thể, vào trưa ngày 6/6/2023, tại Km 43+100 QL 1A, thuộc địa phận thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn, Tổ công tác địa bàn huyện Chi Lăng, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 phối hợp, phát hiện xe ô tô đang lưu thông hướng Lạng Sơn – Hà Nội có vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Xác nhận thông tin, Tổ công tác tiến hành phối hợp với Đội giao thông - Công an huyện Chi Lăng tiến hành kiểm tra phương tiện xe ô tô khách nhãn hiệu MERCEDES-BENZ BKS 22B-009.84 do ông Đặng Quang D., sinh năm 1987, có địa chỉ xã Tân Việt huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên điều khiển phương tiện đang lưu thông hướng Lạng Sơn – Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện bên trong khoang chở khách có cất giấu 07 bao tải dứa màu trắng chứa 340 chiếc khăn trải bàn có kích thước 150cmx100cm, được sản xuất ngoài Việt Nam (trên bao bì hàng hóa có in chữ nước ngoài). Qua đấu tranh, làm việc ông Đặng Quang D. là người trực tiếp điều khiển phương tiện không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp và các loại giấy tờ có liên quan đến toàn bộ số hàng hóa trên. Trị giá hàng hóa ước tính khoảng gần 30 triệu đồng.
Đội QLTT số 4 phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa trên cùng phương tiện xe ô tô để xác minh làm rõ chủ sở hữu, nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Tang vật là khăn trải bàn đang được lực lượng chức năng kiểm tra.
Liên quan tới hàng hóa nhập lậu đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ, tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày 10/4, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên thu giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật với 2 vụ vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua địa bàn. Tổng giá trị tang vật trên 100 triệu đồng.
Đáng chú ý, tại thời điểm kiểm tra, chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa không cung cấp được giấy tờ hợp pháp liên quan đến lô hàng. Lực lượng QLTT đã tạm giữ toàn bộ tang vật để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, xe ô tô nhãn hiệu MERCEDES biển kiểm soát 29B-308.42 do ông T.V.Đ. điều khiển đang vận chuyển số lượng lớn mỹ phẩm. Cụ thể, có 300 lọ muối tắm tẩy da chết 350g; 100 chai sữa tắm 300ml LIFUSHA; 900 hộp nước hoa 50ml Liang li nu hai và 400 tuýp sữa rửa mặt. Tất cả số mỹ phẩm trên do nước ngoài sản xuất, hàng hóa nhập khẩu nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Tổng giá trị tang vật gần 30 triệu đồng. Theo kết quả xác minh, ông T.V.Đ. đã có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Với hành vi vi phạm trên, ông T.V.Đ. phải chịu mức xử phạt 16 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số mỹ phẩm nhập lậu.
Trường hợp tiếp theo là ông N.V.K. điều khiển xe tải nhãn hiệu THACO biển số 20C 117.18 vận chuyển 110 hộp ắc quy các loại (04 bình/hộp) do nước ngoài sản xuất, không có chứng từ hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tổng giá trị hàng hóa ước tính 76 triệu đồng. Đội Quản lý thị trường số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tạm giữ toàn bộ tang vật để xử lý theo quy định của pháp luật./.
Tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm hàng hóa không rõ nguồn gốc cụ thể như sau: |
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết