Bắt ô tô vận chuyển 28 phách gỗ cỡ lớn không rõ nguồn gốc


(CHG) Kiểm tra ô tô 16 chỗ BKS 75D-003.93 do đối tượng Lê Anh Tuấn (sinh năm 1995, trú xã Sơn Hòa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) điều khiển, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện hàng ghế phía sau xe được tháo rời để vận chuyển 28 phách gỗ cỡ lớn không rõ nguồn gốc.
Các đối tượng cùng tang vật vi phạm.
Ngày 3/3, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công an huyện A Lưới củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng có hành vi vận chuyển số lượng lớn gỗ lậu.
Khi làm nhiệm vụ tai khu vực cầu A Lin (thôn Ta Ay Ta, xã Trung Sơn, huyện A Lưới), Đội đặc nhiệm Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Đồn biên phòng cửa khẩu Hồng Vân và Trạm kiểm lâm Trung Sơn kiểm tra xe ô tô 16 chỗ BKS 75D-003.93.
Tổ công tác phát hiện hàng ghế phía sau xe đã được các đối tượng tháo rời để vận chuyển 28 phách gỗ cỡ lớn, chưa xác định được khối lượng, chủng loại.
Người điều khiển phương tiện là Lê Tuấn Anh. Trên xe lúc này có 2 đối tượng là Hồ Hoài Đan (sinh năm 2005, trú xã A Ngo, huyện A Lưới) và Lê Văn Rao (sinh năm 1994, trú xã Trung Sơn, huyện A Lưới). Thời điểm kiểm tra, 3 đối tượng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số gỗ trên.
Nghi ngờ số gỗ nêu trên có nguồn gốc do khai thác, vận chuyển trái phép, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạm giữ toàn bộ tang vật cùng phương tiện vi phạm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cùng thời gian này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cũng ngăn chặn thành công vụ vận chuyển hơn 5m3 gỗ lậu qua địa bàn. Vụ việc đang được Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam và Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi phối hợp, xử lý. Đồng thời làm rõ hành vi của các đối tượng hành hung kiểm lâm trong khi làm nhiệm vụ.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3