Bắt quả tang đối tượng tàng trữ 130kg pháo nổ


(CHG) Một đối tượng đã mua 130kg pháo nổ từ Trung Quốc để vận chuyển vào nội địa bán kiếm lời. Khi di chuyển đến khu vực đèo Bông Lau đã bị lực lượng công an huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn phát hiện và bắt giữ.

Đối tượng Nông Văn Tuấn tại cơ quan điều tra.

Tổ công tác Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế - Ma túy, Công an huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (ngày 1/5) đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Nông Văn Tuấn (27 tuổi, trú tại huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) đang có hành vi tàng trữ trái phép pháo nổ.
Tại hiện trường, công an thu giữ 5 thùng carton, bên trong chứa 90 hộp pháo nổ do Trung Quốc sản xuất với tổng trọng lượng 130kg và 2 điện thoại di động.
Bước đầu, đối tượng khai nhận mua số pháo trên từ Trung Quốc để vận chuyển vào nội địa bán kiếm lời.
Hiện, cơ quan Công an huyện Tràng Định đang tiếp tục điều tra làm rõ, hoàn tất thủ tục hồ sơ để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tiếp tục kiểm tra, kiểm soát địa bàn, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vụ vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh trật tự cho người dân.

Trước đó, ngày 6/4, Đồn Biên phòng Thuận (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đội Trinh sát đặc nhiệm, Tiểu đoàn huấn luyện – Cơ động và Công an xã Thuận, Công an xã Hướng Lộc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tổ chức tuần tra kiểm soát địa bàn. Khi đến khu vực đường mòn thuộc thôn Thuận 3, xã Thuận, Tổ công tác phát hiện một người đàn ông đang điều khiển xe mô tô BKS 74H1-296.11 chở 2 bao tải màu xanh nghi vận chuyển hàng cấm.
Sau khi yêu cầu người đàn ông dừng xe để kiểm tra, Tổ công tác liên ngành đã phát hiện bên trong 2 bao tải chứa 40 hộp giấy có ký hiệu CHONG KOL 36 C0833. Bên trong mỗi hợp đựng các ống hình trụ tròn được liên kết với nhau là pháo hoa nổ.
Qua khai thác nhanh, đối tượng khai tên Hồ A Khế (sinh năm 1989, trú tại thôn CuTaCa, xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). A Khế cho biết, số pháo hoa trên, đối tượng vận chuyển thuê cho một người lạ không rõ tên, địa chỉ với giá 1,2 triệu đồng. Khi vận chuyển đến khu vực thôn Thuận thì bất ngờ bị lực lượng chức năng bắt quả tang.
Đồn Biên phòng Thuận đã bàn giao đối tượng, tang vật và phương tiện cho cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định./.
Quy định xử phạt đối với hành vi buôn bán, sử dụng pháo nổ và pháo hoa
Mọi hành vi buôn bán, sử dụng pháo đều có thể bị xử lý phạt hành chính hoặc xử lý phạt hình sự.
1. Quy định Xử phạt hành chính:
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2; Điểm d Khoản 4; Khoản 6 Điều này;)
d) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
2. Quy định xử lý Trách nhiệm Hình sự:
Theo quy định tại Điều 190 và Điều 191 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH Bộ luật Hình sự năm 2017:
Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Ngoài ra, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội “gây rối trật tự công công”Tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ”; Tội “buôn lậu”Tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”; theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo.
(Nguồn: Công ty Luật Hoàng Sa, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3