Cảnh báo gian lận trong đầu tư với mục đích "Học làm giàu"


(CHG) Nhiều người tham gia hội thảo, thậm chí vào trang mạng "Học làm giàu" để đầu tư nhưng đã bị đối tượng Phạm Thanh Hải "vẽ" ra nhiều dự án lớn nhằm huy động hàng nghìn tỷ đồng và chiếm đoạt số tiền hơn 576 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.
Sáng ngày 29/03, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thanh Hải (SN 1966, cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại đầu tư và Phát triển công nghệ quốc tế-IDT, chủ trang mạng “Học làm giàu”) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, năm 2007, Hải thành lập Công ty IDT nhưng không có hiệu quả. Năm 2008, Hải tổ chức các cuộc hội thảo, lập trang mạng “Học làm giàu” và tự xưng là tiến sĩ, có tài đầu tư kinh doanh. Công ty IDT cũng được giới thiệu là triển khai các dự án có lãi suất cao, làm giàu từ cây macca nhằm thu hút nhà đầu tư.
Hải đã đưa ra các hợp đồng đầu tư với lãi suất rất cao từ 40 - 50% một năm. Người góp vốn được trả lãi ngay khi nộp tiền. Đồng thời, Hải khuyến khích nhà đầu tư mở rộng mạng lưới vói tiền thưởng kết nối từ 2 - 10% cho mỗi hợp đồng.
Với thủ đoạn như trên, từ tháng 10/2014 - 10/2015, Hải đã huy động được 2.725 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên, Hải không quản lý thu, chi theo sổ sách. Đến khi các khoản tiền gốc, lãi và chi phí tăng cao thì Hải mất khả năng thanh toán cho các nhà đầu tư.
Số tiền thu được, Hải đã chi lãi hơn 1.198 tỷ đồng, chi thưởng hơn 40 tỷ đồng, chi phí hội thảo, văn phòng… hơn 55 tỷ đồng. Ngoài ra, Hải góp vốn đầu tư vào các dự án của 9 công ty gần 99 tỷ đồng và cho vay cá nhân 38,4 tỷ đồng.
Hải còn lưu két 760 triệu đồng và 116 tỷ đồng tiền gửi.
Phần lớn các khoản tiền Hải đầu tư đều chưa phát sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, để thanh toán các khoản tiền gốc, lãi đến hạn quá lớn, Hải phải tiếp tục huy động đầu tư để lấy tiền của người sau trả cho người trước.
Qua xác minh, số tiền Hải chiếm đoạt của các bị hại là hơn 576 tỷ đồng.
Quá trình mở toà, vắng mặt nhiều bị hại và người liên quan đến vụ án nên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đối với người vắng mặt, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa./. 
Ngày 23/03/2023, Bộ Tài chính cũng đưa ra cảnh báo: Để thu thập tài liệu chứng minh hoạt động của các tổ chức sử dụng ứng dụng điện thoại có dấu hiệu vi phạm hay không và đưa ra cảnh báo phù hợp cho nhà đầu tư thì sẽ mất một khoảng thời gian do một số yếu tố khó khăn tác động. Cụ thể, các doanh nghiệp này không phải là các đơn vị do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thành lập và quản lý, mà được các sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố cấp theo Luật Doanh nghiệp. Hoạt động của những đơn vị này cũng được thực hiện trong môi trường công nghệ, thông qua cung cấp nền tảng công nghệ, gồm hệ thống website và các ứng dụng app giao dịch trên điện thoại di động.
Các doanh nghiệp trên truyền thông để quảng bá, thu hút vốn của nhà đầu tư nhưng lại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Dân sự. Điều này gây khó khăn trong quá trình giám sát, xác minh làm rõ dấu hiệu vi phạm.
Bộ Tài chính cho rằng, cần định hướng các công ty sử dụng nền tảng công nghệ và hoạt động đúng vai trò cung cấp dịch vụ công nghệ trung gian cho các công ty quản lý quỹ, tuân thủ quy định của pháp luật nhằm khuyến khích phát triển công nghệ nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Y Tế ra quyết định thu hồi số công bố mỹ phẩm của Công ty Phương Anh

(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
2
2
2
3