(CHG) Cứ đến dịp lễ hội, Chùa Hương lại tấp nập đón du khách thập phương hành hương về đất Phật. Lợi dụng sự đông đúc này, những chủ nhà hàng lại tiếp tục đeo bám, chèo kéo thực khách, và chợ “thịt thú rừng” lại mở nhộn nhịp như nhiều năm trước.
Thay nhưng không đổi
Vẫn như mọi năm, khu chợ “thịt thú rừng” lại mở bán ở những hàng quán ăn ven bến đò và quảng cáo rầm rộ. Khu vực này có khoảng 30 nhà hàng, quán kinh doanh ăn uống, và hầu như nhà hàng, quán ăn nào cũng có thực đơn là những món “thịt thú rừng”, công khai quảng cáo là thịt hươu, nai, hoẵng, nhím, chồn….
Khác với những năm trước, những món “thịt thú rừng” không còn treo vào những chiếc móc dài lủng lẳng. Nay các hộ kinh doanh đã đưa những súc thịt vào tủ kính hoặc bày trên kệ, tạo cảm giác an toàn, hợp vệ sinh hơn. Nhiều nhà hàng thái miếng, tẩm ướp gia vị sẵn các loại thịt “thú rừng” để sẵn sàng phục vụ khách thập phương.
Theo những câu từ quảng cáo, những món ăn được chế biến từ “thịt thú rừng” luôn là những loại đặc sản quý hiếm, chỉ có ở chùa Hương. Sau nhiều năm, tâm lý “phải thưởng thức đặc sản” đó đã trở thành mặc định với du khách thập phương mỗi dịp đến Chùa Hương. Điều này tạo điều kiện để những người bán hàng ở đây “lừa” thực khách.
Với hàng chục nghìn lượt du khách đến chùa Hương mỗi ngày, nhu cầu ăn uống là tất yếu, chưa kể tâm lý hưởng thụ “đặc sản” vốn có, hầu hết mọi người đều vui vẻ chấp nhận thưởng thức những món “thịt thú rừng” với giá “cắt cổ”. Tuy nhiên, thứ thịt rừng bán tràn lan, sẵn có ở các nhà hàng quán ăn đều chỉ là… hàng nhái.
Các nhà hàng công khai treo biển quảng cáo bán thịt thú rừng
Ngày 27/1/2023, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chỉ đạo Đội quản lý thị trường trên địa bàn huyện Mỹ Đức chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích chùa Hương tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn, tập trung vào những mặt hàng được người dân tiêu thụ nhiều trong dịp lễ hội, an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã giám sát, kết hợp làm kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng an toàn thực phảm cho sản xuất, kinh doanh thực phảm và người tiêu dùng.
Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương khẳng định, tất cả các loại “thịt thú rừng” chỉ là chiêu trò quảng cáo của chủ nhà hàng. Hầu hết những loại thịt được quảng cáo hươu, nai, hoẵng, chồn hương… đều là thịt dê, thịt bê, thịt thỏ được “phù phép” thành thú rừng. Hạt kiểm lâm huyện Mỹ Đức cũng khẳng định vùng Hương Sơn không được phép bán thịt thú rừng. Người dân ở đây cũng khẳng định vùng núi Hương Sơn không còn nhiều thú rừng hoang dã như lời người bán hàng nói. Hơn nữa, việc săn bắn và mua bán thú rừng đều là hành vi vi phạm pháp luật, và không được phép.
Tuy nhiên, trước tình trạng gian dối của các tiểu thương như trên, Ban quản lý khu di tích chùa Hương cũng chưa có biện pháp nào ngăn chặn triệt để. Vẫn sẽ còn nhiều du khách "mất tiền oan" trước những mánh lới gian thương, và gây tâm lý đối với việc săn bắt và tiêu thụ động vật hoang dã, cũng như việc hiểu lầm không cần thiết đối với du khách trong và ngoài nước khi họ thấy các biển quảng cáo công khai ở khu vực này.
Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, kiểm soát công tác an toàn thực phẩm tại các nhà hàng quán ăn ku vực chùa Hương
Hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, kinh doanh mua bán động vật hoang dã sẽ bị xử lý như thế nào?
Hành vi mua, bán trái phép động vật rừng nói chung, bao gồm động vật rừng thông thường và động vật rừng thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm… đều có thể bị xử lý nếu không tuân thủ theo đúng pháp luật quy định.
Đối với các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, kinh doanh mua, bán động vật hoang dã và các sản phẩm của động vật hoang dã thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể bị xử lý vi phạm.
Theo luật sư Phan Minh Thanh, trưởng văn phòng luật Ban Mai, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, đối với các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, kimh doanh mua, bán động vật hoang dã và các sản phẩm của động vật hoang dã trái quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đén 1.500.000 đồng đối với hành vi trên.
Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 35/2019/ NĐ- CP. Tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng lên đến 400.000.000 đồng, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.
Theo Điều 23, Nghị định số 35/2019/ NĐ- CP: Phạt tiền từ 5.000.000 đến 15.000.000 đối với trường hợp mua, bán động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng và mua bán động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB trị giá dưới 7.000.000 đồng; Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các trường hợp mua bán động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng và động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
Trường hợp vi phạm vượt mức xử lý hành chính nêu trên sẽ bị xem xét xử lý hình sự theo quy định tại Điều 244 Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đởi bổ sung 2017 Số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/1017 với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm. Tuỳ từng trường hợp và mức độ vi phạm, người bị xử phạt sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, mức phạt tù cao nhất từ 10 năm đến 15 năm.
Nhiều du khách tò mò về món "thịt thú rừng" được quảng cáo và bày bán ở khu vực Chùa Hương
Thiết nghĩ việc quảng cáo và buôn bán, kinh doanh “thịt thú rừng nhái” ở khu vực Chùa Hương cần được xử lý triệt để, nhằm góp phần dẹp bỏ nhu cầu cũng như những ý nghĩ ham muốn săn tìm thịt thú rừng của các thực khách thập phương để góp phần bảo vệ động vật hoang dã, đồng thời cũng là việc làm cần thiết để trả lại sự thanh tịnh cho khu vực Chùa Hương.
10
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết