Truy xuất nguồn gốc: Chìa khóa khởi tạo niềm tin


(CHG) Với xu thế mở cửa, phương thức bán hàng đa kênh, đa phương tiện thông qua môi trường mạng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, để bảo vệ người tiêu dùng, việc kiểm soát thông tin quảng cáo của các phương thức bán hàng trên đã trở nên cấp bách.
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa - ưu thế để phát triển thị phần
Truy xuất nguồn gốc là khả năng xác định, theo dõi và truy nguyên các thành phần cấu thành lên một sản phẩm, cũng như toàn bộ quá trình dịch chuyển, chuyển chủ sở hữu và chuyển đổi trạng thái của một sản phẩm trong chuỗi cung ứng theo thời gian.
Nói cách khác,
Truy xuất nguồn gốc là quá trình minh bạch thông tin của sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu truy vấn thông tin về một sản phẩm thông qua hệ thống kỹ thuật quản lý lưu vết thông tin sản phẩm ta có thể chỉ ra được “từ thời gian nào đến thời gian nào sản phẩm đó ở đâu, thuộc về ai, tồn tại ở dạng gì và ai đó đã tác động vào nó như thế nào”. Có thể nói, Truy xuất nguồn gốc hàng hóa chính là một cách minh bạch để khẳng định chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp đưa tới người tiêu dùng.
Với ý nghĩa đó, nhiều năm gần đây, việc
Truy xuất nguồn gốc đang chứng minh vai trò của mình đối với việc khẳng định chất lượng sản phẩm. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn là yêu cầu gần như bắt buộc đối với doanh nghiệp nếu muốn đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Ông Nguyễn Thế Tiệp, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống Hàng giả cho biết: "Truy xuất nguồn gốc giải quyết vấn đề minh bạch thông tin về sản phẩm. Có thể hiểu là một khâu trong quản lý chất lượng, do đó, khi áp dụng
Truy xuất nguồn gốc, chúng ta có thể quản lý chất lượng, quy trình sản xuất chế biến tốt hơn. Từ đó, Truy xuất nguồn gốc giúp quảng bá và giữ vững thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại, không bị chia sẻ thị phần với hàng giả, hàng nhái".
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì cho hay,
Truy xuất nguồn gốc sẽ là “chìa khóa” để gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm; đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại. Đây cũng là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp trong nước thuận lợi chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Truy xuất nguồn gốc giải quyết vấn đề minh bạch thông tin về sản phẩm.
"Truy xuất nguồn gốc giúp nhà sản xuất quản lý được sản phẩm trong chuỗi cung ứng, nâng tầm cho sản phẩm, giúp củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Thông qua tem Truy xuất nguồn gốc và thiết bị cầm tay di động giúp người tiêu dùng bình thường trở thành người tiêu dùng thông thái. Một hệ thống Truy xuất nguồn gốc tốt có thể giúp triệu hồi sản phẩm nhanh chóng và kịp thời khi cần thiết, người tiêu dùng không mua phải hàng kém chất lượng, tránh được các hậu quả xấu có thể xảy ra", ông Nguyễn Thế Tiệp nhấn mạnh.
Vậy vấn đề còn lại là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
Truy xuất nguồn gốc như thế nào để có thể thích ứng với các thị trường trong và ngoài nước?
Giải pháp công nghệ khẳng định vị thế “hàng thật”
Những thị trường như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Canada... doanh nghiệp buộc phải áp dụng các giải pháp công nghệ để
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Giải pháp công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản gồm: Có khả năng cung cấp thông tin tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và phân phối, có khi còn phải định vị được vị trí địa lý của nó đang ở đâu trong hành trình xuất khẩu, đáp ứng theo tiêu chuẩn của tổ chức mã số mã vạch toàn cầu (GS1) với các tiêu chí chính “5W: What – Who – Where – When – Why (Làm cái gì – Ai làm – Làm ở đâu - Làm khi nào – Làm như thế nào); Và quy trình Bước trước - Bước sau”.
Còn ở Việt Nam,
Truy xuất nguồn gốc gần đây được toàn xã hội quan tâm và hưởng ứng sâu rộng vì các lợi ích của nó mang lại, đối với góc độ quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng đã có các văn bản pháp quy nhằm hướng tới quản lý về hoạt động Truy xuất nguồn gốc, cụ thể như đề án 100, thông tư 74, thông tư 25... đây là những hành lang pháp lý tiến tới việc chuẩn hoá hoạt động Truy xuất nguồn gốc.
Sử dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc.
Cộng đồng khởi nghiệp đang rất quan tâm đến lĩnh vực Truy xuất nguồn gốc và có rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện trên thị trường Việt Nam có trên dưới 20 đơn vị cung cấp giải pháp Truy xuất nguồn gốc, nhưng muốn hiểu đúng về Truy xuất nguồn gốc và xây dựng giải pháp để Truy xuất nguồn gốc một cách đúng theo các yêu cầu mà tổ chức GS1, đề án 100 và các quy định khác thì gần như là chỉ có một vài đơn vị đáp ứng, đa phần mới chỉ là các hệ thống để cập nhật thông tin quảng bá về sản phẩm, chưa đáp ứng đúng yêu cầu về giải pháp công nghệ cho Truy xuất nguồn gốc.
“Để triển khai, áp dụng
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm toàn diện và phổ cập toàn quốc cần thúc đẩy thực thi các thông tư, nghị định sớm đi vào cuộc sống. Cần ban hành các chính sách và chế tài hợp lý trong việc đề nghị bắt buộc doanh nghiệp, nhà sản xuất phải chia sẻ thông tin của mình lên hệ thống quốc gia.
Khẩn trương triển khai hệ thống quản trị dữ liệu tập trung để tiếp nhận và chia sẻ dữ liệu
Truy xuất nguồn gốc liên thông trên toàn quốc và đấu nối với hệ thống quốc tế. Thành lập tổ chức có thẩm quyền đánh giá hoặc đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá và giáp sát áp dụng Truy xuất nguồn gốc cũng như mức độ đáp ứng của các hệ thống Truy xuất nguồn gốc.
Cần có chế tài hợp lý đối với việc áp dụng
Truy xuất nguồn gốc hoặc cung cấp dịch vụ Truy xuất nguồn gốc không đúng, gian lận thông tin, cung cấp dịch vụ không đáp ứng quy định. Đưa ra lộ trình áp dụng Truy xuất nguồn gốc bắt buộc đối với từng nhóm ngành hàng", ông Nguyễn Thế Tiệp chia sẻ.
Bên cạnh đó,
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng tem truy xuất dán trên các sản phẩm cũng là một giải pháp công nghệ giúp minh bạch thông tin về sản phẩm. Tem Truy xuất nguồn gốc là con tem hoạt động dưới sự kết hợp của công nghệ dữ liệu biến đổi ma trận, QR code, mã vạch hoặc mã SMS phần mềm truy xuất. Theo đó, người tiêu dùng sử dụng các ứng dụng zalo, viber... trên thiết bị di động thông minh là có thể thực hiện được việc Truy xuất nguồn gốc, xác thực nguồn hàng.
Tem
Truy xuất nguồn gốc cũng giúp doanh nghiệp gia tăng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, gây dựng niềm tin ổn định đối với người tiêu dùng.
Như vậy, với các giải pháp công nghệ, doanh nghiệp đã và đang từng bước khẳng định vị thế “hàng thật” của mình đối với thị trường. Quan trọng hơn, việc
Truy xuất nguồn gốc đã góp phần đáng kể trong việc chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
 
Ngày 01/01/2005, việc Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã được quy định tại Luật 178/2002/EC của Liên minh Châu Âu (EU). Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản đã được đặt ra trong Luật An toàn thực phẩm 2010, Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống Truy xuất nguồn gốc  (đề án 100) (ban hành tại Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019); Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ NN&PTNT quy định về Truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn; Thông tư số 03/2011/TTBNNPTNT ngày 21/01/2011 quy định về Truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản...
 
Còn lại: 1000 ký tự
Thanh Hóa: Triệt phá dây sản xuất, buôn bán hàng chục nghìn sản phẩm chống đột quỵ giả

(CHG) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả qui mô lớn. Đã cung ứng ra thị trường hơn 20.000 hộp viên, với giá trị tương đương khoảng 50 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Quảng Nam: Tịch thu số lượng lớn hàng hóa nhập lậu đang trên đường đi tiêu thụ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra phương tiện xe ô tô tải, phát hiện số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, với tổng trị hàng hóa vi phạm là 43.940.000 đồng.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, với số tiền xử phạt 30.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kinh doanh online hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, bị xử phạt trên 100 triệu đồng

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý vàng. Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau thực hiện kiểm tra phát hiện doanh nghiệp kinh doanh có dấu hiệu vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của CHANEL được bảo hộ.

Xem chi tiết
2
2
2
3