Liên quan đến vấn đề treo băng rôn quảng cáo của Cellphones, Luật sư Đặng Phương Chi – Luật sư Công ty Luật TNHH TGS (thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012, hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố là một trong số những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018, hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác là một trong số các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.Đối với trường hợp của Cellphones, chỉ có thể xác định đây là quảng cáo sai khi có cơ sở để xác định việc quảng cáo về các thiết bị điện tử là không đúng hoặc gây nhầm lẫn về số lượng, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất cứ, chủng loại sản phẩm… hoặc các căn cứ khác chứng minh về sự khác biệt giữa quảng cáo và sản phẩm thực tế đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, Cellphones đã thực hiện việc treo sản phẩm quảng cáo trên cây xanh nơi công cộng. Điều này đã vi phạm quy định tại khoản 16 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018. Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP được sửa đổi bằng khoản 42 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP, hành vi treo Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP được sửa đổi bằng khoản 42 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP, hành vi treo đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo. Khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quảng cáo sai như sau: "5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này; b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;" Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, mức phạt trên đối với tổ chức là gấp 02 lần Bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cá nhân tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7, Điều 51 nghị định số 158/2013/NĐ-CP như sau: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo; Buộc cải chính thông tin; Theo quy định tại Chương 4 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện trong trường hợp phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với mức phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; Giám đốc công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo. |
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết