Dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của khách hàng: Ngân hàng TMCP Quân đội tìm hướng giải quyết
Theo phản ánh của khách hàng Trần Trí Hậu (sinh năm 1964) thường trú tại thôn Dậu 2, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, giai đoạn trước tháng 3/2022, ông Trần Trí Hậu có gửi tiền tiết kiệm tại Phòng giao dịch Đông Đô - Chi nhánh Giao dịch số 13 thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội. Ngày 25/3/2022, bà Hà nhân viên MBBank Chi nhánh Đông Đô gọi khách hàng Trần Trí Hậu ra tư vấn nên chuyển các khoản tiền gửi tiết kiệm sang dạng đầu tư bảo hiểm nhân thọ với lãi suất 8%/năm và được bảo hiểm chi trả tiền khám chữa bệnh. Điểm đặc biệt của dạng đầu tư này là khách hàng được rút tiền linh hoạt khi khách hàng có nhu cầu. Qua tư vấn của Tạ Thị Hà, khách hàng Hậu đã tất toán số tiền cả gốc và lãi chuyển sang dạng đầu tư bảo hiểm với số tiền đã nộp là 464 triệu đồng, nộp lần 01 vào ngày 25/3/2022, số tiền là 348 triệu đồng và lần 02 vào ngày 28/3/2022, số tiền là 116 triệu đồng.
Đơn cầu cứu của ông Trần Trí Hậu gửi đến Tạp chí Toà án nhân dân |
Đến ngày 15/5/2023, nhân viên tư vấn bảo hiểm tự xưng là Trần Thị Oanh có liên lạc với khách hàng Hậu nói rằng công ty có tặng 01 voucher Vinmart trị giá 1 triệu đồng, mời khách hàng ra Chi nhánh Đông Đô tại toà nhà NTHome, 109 phố Nhổn, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm để nhận và ký lại thông tin hợp đồng.
Tiếp đó, ngày 31/5/2023, bà Oanh có điện thoại cho khách hàng Hậu thông báo Công ty Bảo hiểm nhân thọ MB đang có chủ trương hoàn trả tiền bao gồm lãi, gốc cho khách hàng và mời khách hàng ra Chi nhánh Ngân hàng MBBank Nghĩa Tân, số 142 đường Trần Khánh Toàn, quận Cầu Giấy. Tại đây, bà Oanh có đưa cho khách hàng Hậu kí vào đơn xin rút số tiền bảo hiểm. Khi khách hàng Hậu hỏi số tiền trong tài khoản, bà Oanh cho biết chỉ có 348 triệu đồng. Khách hàng Hậu có giải thích nộp 2 lần tiền vào ngày 25/3/2022 là 348 triệu và ngày 28/3/2022 là 116 triệu, bà Oanh yêu cầu khách hàng cung cấp giấy nộp tiền. Sau khi khách hàng cung cấp giấy nộp tiền, bà Oanh tiếp tục đưa cho khách hàng giấy yêu cầu ký hoàn trả 116 triệu vào tài khoản bảo hiểm của khách hàng Hậu. Khi có tin nhắn trong điện thoại thông báo, bà Oanh yêu cầu khách hàng đưa và Oanh tiếp tục các thủ tục giải quyết, nói với ông Hậu khi nào công ty giải quyết Oanh sẽ thông báo cho khách hàng đến nhận tiền.
Ông Trần Trí Hậu sao kê mới phát hiện số tiền của mình bị bà Trần Thị Oanh chiếm đoạt |
Sau khi khách hàng ra về có nhận được thông tin trên Gmail: Đã sử dụng dịch vụ MbeBanking và giao dịch của quý khách đã được thực hiện lúc 9h36 phút ngày 31/5/2023, loại giao dịch là chuyển tiền nhanh ngoài MB, tài khoản trích nợ là Trần Trí Hậu (8310106872005), người thụ hưởng là Trần Thị Oanh (176938888) số tiền là 205,5 triệu đồng. Khách hàng gọi điện cho bà Oanh để hỏi, Oanh giải thích đây là tài khoản của bảo hiểm mang tên khách hàng, công ty đã đồng ý giải quyết và chuyển cho Oanh là chuyên viên tư vấn hợp đồng để rút sau đó thanh toán cho khách hàng, khi các khoản khác cả gốc và lãi được công ty bảo hiểm giải quyết.
Đến ngày 8/6/2023, khách hàng nhận được thông báo từ MBAGEASLIFE là số tiền 116 triệu đã được thanh toán để đóng phí bảo hiểm của HĐBH số 210000018952. Sau đó, Trần Thị Oanh có gọi điện cho khách hàng Hậu thông báo số tiền 116 triệu mà công ty đóng nhầm cho người khác đã được công ty giải quyết trả về tài khoản của khách hàng, hẹn khách hàng giải quyết trả tiền gốc và lãi trong khoảng 01 tháng kể từ ngày 31/5/2023.
Chờ đợi nhiều ngày không thấy, khách hàng Hậu gọi cho Oanh, Oanh trả lời: “Công ty chưa giải quyết xong vì đợt này có nhiều khách hàng rút tiền, khi nào có Oanh sẽ thông báo”.
Ngày 4/7/2023, khách hàng Hậu ra Ngân hàng MB Chi nhánh Hoài Đức để hỏi và được nhân viên chi nhánh ngân hàng ở đây cho biết, tài khoản 8310106872005 của khách hàng tại MB có 02 lần chuyển tiền sang tài khoản Trần Thị Oanh với số tiền 205,5 triệu đồng vào ngày 31/5/2023 và lần 2 số tiền 116 triệu vào ngày 14/6/2023 người thụ hưởng là Trần Thị Oanh chuyên viên tư vấn hợp đồng của Công ty Bảo hiểm MB. Sau khi sao kê từ ngân hàng MB chi nhánh Hoài Đức, khách hàng Hậu đã gọi trực tiếp cho Oanh, Oanh có thừa nhận lợi dụng chuyên môn nghiệp vụ rút tiền của khách hàng mang đi đầu tư vào chỗ khác, hứa hẹn hoàn trả cho khách hàng số tiền chiếm đoạt 321,5 triệu đồng.
Ngày 7/7/2023, khách hàng Hậu đã có đơn kiến nghị gửi Công ty bảo hiểm nhân thọ MB và MBBank chi nhánh Đông Đô tại số 109 Nhổn, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm yêu cầu được giải quyết việc nhân viên ngân hàng và bảo hiểm thông đồng để chiếm đoạt tiền của khách hàng, và hoàn trả lại tiền bị chiếm đoạt.
Ông Hậu cho biết, sau khi trình báo thông tin lên Ngân hàng Quân đội chi nhánh Đông Đô thì ông Vũ Thanh Tùng (Giám đốc chi nhánh) và bà Trần Thị Oanh có xin gặp, trao đổi với ông Hậu rất nhiều lần để xử lý trả lại khoản tiền "chiếm đoạt". Thế nhưng sau nhiều lần hứa hẹn, thì đến nay ông Tùng - Giám đốc Ngân hàng Quân đội chi nhánh Đông Đô cùng bà Oanh liên lạc không được nữa.
Trao đổi với phóng viên, Ông Vũ Thanh Tùng - Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) Chi nhánh Đông Đô cho biết: Vụ việc của khách hàng Trần Trí Hậu, lãnh đạo ngân hàng cũng như bên công ty bảo hiểm họp đưa ra phương án để lấy lại tiền đã mất cho khách hàng. Dự kiến trong tuần này, 99% hồ sơ sẽ chuyển sang Cục điều tra - Bộ Quốc phòng”.
Theo khoản 3, Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết