Đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc để công ty điện gió xây dựng công trình ngoài phạm vi cấp phép


Ngày 23/12, Huyện ủy Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết vừa có văn bản yêu cầu UBND huyện này báo cáo tình hình, làm rõ trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc Công ty cổ phần điện gió Hướng Linh 2 (trước đây là Công ty cổ phần Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu) thực hiện các nhà máy điện gió trên địa bàn.

Trước đó, vào ngày 20/12, Sở NN&PTNT Quảng Trị có Công văn 3544 gửi Huyện ủy Hướng Hóa đề nghị kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc Công ty cổ phần điện gió Hướng Linh 2 thi công xây dựng công trình điện gió không đúng quy định pháp luật.

Nội dung công văn nêu, trong những năm qua, đồng thời với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng huyện Hướng Hóa đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đối với các chủ rừng, do đó diện tích rừng trên địa bàn được quản lý và bảo vệ một cách có hiệu quả… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án điện gió (trên địa bàn huyện Hướng Hóa), Công ty cổ phần điện gió Hướng Linh 2 thực hiện chưa đảm bảo một số quy định liên quan đến lâm nghiệp, đất đai.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc để công ty điện gió xây dựng công trình ngoài phạm vi cấp phép -0
Công trình điện gió Hướng Linh 2 thời điểm đang thi công.

Liên quan vấn đề này, Sở NN&PTNT Quảng Trị đề nghị Huyện ủy Hướng Hóa chỉ đạo kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn có liên quan. Công văn 3544 cũng cho biết, liên quan đến việc xây dựng công trình điện gió Hướng Linh 2 không đúng quy định pháp luật, Sở NN&PTNT Quảng Trị đang chỉ đạo tổ chức kiểm tra, xem xét trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông và Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa.

Trước đó, qua kiểm tra thực địa, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Trị phát hiện có 21 trụ tua bin gió của hai nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và 2 nằm trên địa bàn huyện Hướng Hóa được xây dựng ra ngoài đất được cấp, trong đó có một số phần đất thuộc chủ sở hữu của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông. 

Nguồn: Báo Công an Nhân dân

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3