Đề nghị truy tố 2 bị can buôn lậu yến sào


(CHG) Ngày 28/03, thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM, đơn vị đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố Phạm Cao Hồng Lễ (sinh năm 1985) và Thái Thị Mỷ Phương (sinh năm 1989) về hành vi “Buôn lậu”.
Ảnh minh họa.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 20/04/2019, qua giám sát hành khách nhập cảnh, Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan phát hiện 2 hành khách Phạm Cao Hồng Lễ (hộ chiếu số C34689973) và Thái Thị Mỷ Phương (hộ chiếu số C3463217) nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay VN630 từ Jakata – Indonesia về TP. HCM qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, mang theo 7 kiện hành lý đi qua cửa xanh, không khai báo hải quan.
Ngay sau đó, Cục Điều tra chống buôn lậu đã kiểm tra thực tế 7 kiện hành lý của 2 hành khách, phát hiện Lễ có 1 kiện hành lý xách tay cùng 2 kiện hành lý ký gửi, số tag VN3590118 và VN359037, xác định là yến vụn, trọng lượng 75,32kg; còn Phương có 3 kiện hành lý xách tay và 1 kiện hành lý ký gửi, số tag VN359019, xác định là yến vụn, trọng lượng 44, 46kg.
Ngày 17/05/2019, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật có văn bản kết luận 4 mẫu hàng hóa được lấy từ các kiện hành lý  của Lễ và Phương là “các miếng và mảnh vụn có nguồn gốc từ chất liệu tổ yến của một phần loài yến, gọi là yến nhà (được nuôi trong nhà); các mẫu yến trên không có dấu hiệu hư hỏng nhưng chỉ là các miếng và mảnh vụn của chất liệu tổ chim yến”.
Căn cứ Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người nhập cảnh có hàng hóa trị giá từ 10 triệu đồng trở lên phải khai báo hải quan và chịu tiền thuế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 quy định mặt hàng yến nhập khẩu phải có kiểm dịch.
Ngày 23/02/2023, Hội đồng định giá tài sải thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố có kết luận: Số vụn yến hành lý của Phạm Cao Hồng Lễ trị giá hơn 729 triệu đồng và yến vụn trong hành lý của Thái Thị Mỷ Phương trị giá hơn 383 triệu đồng
Bằng các nghiệp vụ, Cơ quan điều tra nhận định, 2 đối tượng Lễ và Phương đã tìm hiểu việc mua, vận chuyển yến từ nước ngoài về Việt Nam, có ý thức chuẩn bị tiền (VNĐ), sau đó đổi sang ngoại tệ (USD) mang sang Indonesia trực tiếp đi mua yến vụn, phân chia các kiện hành lý để đảm bảo tiêu chuẩn về hành lý xách tay, hành lý ký gửi, giảm một phần cước phí vận chuyển hàng hóa từ Indonesia về Việt Nam.
Việc Phạm Cao Hồng Lễ và Thái Thị Mỷ Phương mua yến vụn từ Indonesia đưa về Việt Nam, qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, không khai báo hải quan là vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi của cả 2 phạm vào tội buôn lậu quy định tại khoản 3, Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hiện vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM xử lý theo quy định của pháp luật./.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3