Liệu tình trạng phân lô bán nền ở xã B’lá (Tropicana Garden 2) có phải là ngoại lệ ở Lâm Đồng hiện nay? |
Băm đồi, dựng lên biệt thự nghỉ dưỡng
Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, cả 02 dự án ma The Tropicana Garden 1 & 2 đều “lọt thỏm” giữa những rừng thông, vùng đồi sản xuất nông nghiệp.
Để dựng nên 2 dự án “ma” trên, các chủ khu đất ngang nhiên “băm” nát quả đồi, tổ chức xây dựng hệ thống giao thông nội bộ. Sau đó, quả đồi này sẽ được chủ đất tách ra từng lô nhỏ, rồi dựng lên những ngôi biệt thự giữa rừng.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, hiện nay tại xã B’lá, huyện Bảo Lâm, đang hình thành nên dự án “ma” The Tropicana Garden 2. Dự án “ma” này ngang nhiên “mọc” lên trên đỉnh một quả đồi đã được “cạo trọc”, xung quanh là rừng thông.
Tìm hiểu qua các kênh thông tin, dự án “ma” The Tropicana Garden 2 được quảng cáo là khu nghỉ dưỡng cao cấp với hơn 89 lô biệt thự vườn sinh thái, tổng diện tích khoảng 7ha.
Được giới thiệu là biệt thự nghỉ dưỡng, nhưng thực tế, đây là những nhà tiền chế 2 tầng, khung nhà được dựng lên bằng sắt, vách bằng tấm ximăng đúc sẵn. |
Chỉ với lô đất phân lô, dựng lên những nhà tiền chế nhưng những ngôi biệt thự “dỏm” The Tropicana Garden 2 này được các chủ đất rao bán với giá không tưởng từ 3-4 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia bất động sản, việc cá nhân kết hợp với công ty bất động sản "vẽ" ra tên gọi nước ngoài kiểu The Tropicana Garden 2 dưới dạng các dự án rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Hay gọi cách khác, đây cũng là một hình thức lừa đảo trong mua bán, giao dịch bất động sản. Bởi thực tế, khách hàng mua đất phân lô, “gắn” nhà tiền chế tại dự án “ma” The Tropicana Garden 2 mà đinh ninh mình mua được đất dự án thực sự.
Dự án “ma” The Tropicana Garden 1 & 2 có được ưu ái?
Gần đây, cùng với thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm được xem là “thủ phủ” phân lô bán nền tại Lâm Đồng. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp bất động sản dùng chiêu trò hiến đất làm đường, phục vụ công cộng sau đó phân lô, tách thửa để giao dịch mua bán như những dự án bất động sản thực thụ. Điều này gây bức xúc trong dư luận và nhân dân địa phương.
Lợi nhuận khi phân lô bán nền thì thấy rõ, trong khi hậu quả tài nguyên, môi trường, quy hoạch thì khó lường. |
Đầu tháng 12/2021, để có thông tin phục vụ công tác kiểm tra và xử lý, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị huyện Bảo Lâm khẩn trương báo cáo các nội dung liên quan đến việc hiến đất làm đường giao thông, tách thửa.
Liên quan đến vấn đề trên, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND tỉnh Lâm Đồng, đề nghị báo cáo liên quan đến tình trạng phân lô bán nền ở huyện Bảo Lâm. Công an tỉnh Lâm Đồng đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh.
Chuyện lạ, khi các cấp chính quyền huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng quyết liệt vào cuộc, hàng trăm ha đất phân lô bán đền đã bị tạm dừng nhưng không hiểu vì sao, các dự án “ma” mang tên thương mại The Tropicana Garden 1&2 tại xã B’lá vẫn ngang nhiên “xẻ đồi, bạt núi”, dựng lên biệt thự sừng sững giữa rừng.
Người dân địa phương thắc mắc, có phải những ngôi biệt thự “dỏm” tọa lạc trên những khu rừng gần 7ha này không đủ lớn để chính quyền xã B’lá, huyện Bảo Lâm phát hiện, xử lý? |
Còn nếu thấy được, phát hiện được thì tại sao chính quyền các cấp huyện Bảo Lâm không ngăn chặn? Hay là những dự án “ma” The Tropicana Garden 1 & 2 được ưu ái, trao đặc quyền “ngồi xổm” trên pháp luật?
Tại cuộc họp HĐND tỉnh mới đây, ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh: “Thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm chưa xử lý kiên quyết, để tiếp tục diễn biến phức tạp, gây dư luận xấu và bức xúc trong nhân dân. Có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ".
Như vậy, có hay không dự án “ma” The Tropicana Garden 1 & 2 có rơi vào lời “tiên tri” của ông Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng?
Nguồn: Báo Xây Dựng
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết