Ghi nhận "nóng" về kinh doanh xăng dầu vi phạm pháp luật và hệ lụy


(CHG) Việc thương nhân bán lẻ mua bán xăng dầu hai đầu mối là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Ghi nhận “nóng” về vấn đề nêu trên tại các cửa hàng thuộc hệ thống nhượng quyền thương mại của Petrolimex và PVOIL trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Hệ lụy chứng minh

Hoạt động nhượng quyền thương mại đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Mô hình này đã, đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp sở hữu thương hiệu và đơn vị được nhượng quyền. 
Tuy nhiên, nếu hoạt động này thiếu kiểm soát sẽ tạo ra nhiều hệ lụy khi khó lường và có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Một dẫn chứng cụ thể: Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Lạc Quần, thuộc Công ty TNHH một thành viên Khánh Thành (Công ty Khánh Thành), địa chỉ tại phố Lạc Quần, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, có ký hợp đồng số 161/HĐNQTM với Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh (Petrolimex Nam Định). Tuy nhiên, ngày 20/2/2022, Công ty Khánh Thành nhập xăng dầu từ một thương nhân phân phối khác. Cơ Quan chức năng tỉnh Nam Định đã tiến hành xử lý công ty Khánh Thành với tổng số tiền gần 60 triệu đồng.
Vụ việc gần đây nhất, ngày 01/03/2023, trong quá trình phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại khảo sát về tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu nhượng quyền thương mại trên địa bàn tỉnh Nam Định, ghi nhận tại hiện trường cho thấy: Tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu Vượng Hân, địa chỉ số 102 Tân Giang, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đang nhập xăng dầu từ xe ô tô mang biển kiểm soát 18C- 03862 vào bồn chứa của cửa hàng.

 


Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Vượng Hân là đại lý nhượng quyền thương mại của Petrolimex Hà Nam Ninh, nhưng cửa hàng này đang nhập xăng dầu từ xe bồn 18C - 03862, thuộc doanh nghiệp tư nhân Hồng Tiến để bán lẻ.

Trao đổi với phóng viên, đại diện cửa hàng kinh doanh xăng dầu Vượng Hân cho biết: “Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Vượng Hân bán hàng cho Petrolimex Nam Định từ lâu rồi, hôm nay hàng xuống giá nên bị hết hàng. Chúng tôi đặt hàng từ công ty (Petrolimex Nam Định) thì ngày mai mới có. Vì vậy, tôi báo anh Văn (doanh nghiệp xăng dầu tư nhân Hồng Tiến) cung cấp cho một ngăn dầu để bán tạm ngày hôm nay”.


Nhân viên của cửa hàng kinh doanh xăng dầu Vượng Hân dùng xô nhựa hứng dầu còn xót lại từ xe bồn rồi đổ vào bể chứa. Hành vi này rất mất an toàn trong công tác phòng, chống cháy nổ.

Cũng trong buổi khảo sát, hiện tượng nhập xăng dầu từ xe bồn mang biển kiểm soát 18C - 07999 đang diễn ra tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu Chợ Trâu Hải Hưng (xóm 4, Hải Hưng, Hải Hậu, tỉnh Nam Định).

Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Chợ Trâu Hải Hưng là đại lý nhượng quyền thương mại của PVOIL Nam Định, nhưng cửa hàng này lại mua xăng dầu từ Công ty Bình Minh Phát để bán lẻ.

Trao đổi với chúng tôi, lái xe cho hay: “Xe và hàng (xăng dầu) là của Công ty Bình Minh Phát. Chỉ thỉnh thoảng chúng em mới cung cấp cho cửa hàng này”. Được biết, cửa hàng kinh doanh xăng dầu Chợ Trâu Hải Hưng thuộc Công ty TNHH một thành viên Đoàn Hải, là đại lý nhượng quyền thương mại của Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Nam Định (PVOIL Nam Định).

Quá trình cấp xăng dầu từ xe bồn của Công ty Bình Minh Phát vào bể chứa của cửa hàng xăng dầu Chợ Trâu Hải Hưng chưa đảm bảo điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ. Xăng dầu chảy thành dòng phần đầu ống, nhân viên của Công ty Bình Minh Phát phải dùng xô nhựa để hứng.

Các vụ việc nêu trên đều liên quan đến việc kinh doanh nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. Đặc biệt, liên quan trực tiếp đến hai thương hiệu lớn kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu ở Việt Nam: Petrolimex và PVOIL.
Việc các thương nhân bán lẻ cố tình “xé rào” mua xăng dầu của thương nhân phân phối khác (kinh doanh xăng dầu hai đầu mối) có thể dẫn đến những hệ lụy rất “tệ hại” với người tiêu dùng. Hành vi trên khó có thể tránh khỏi việc hoài nghi về vấn đề nguồn gốc, cũng như chất lượng xăng dầu tại các cửa hàng nêu trên.
Đặc biệt, việc chênh lệch về giá cơ sở mà hai thương nhân đầu mối: Petrolimex Nam Định và PVOIL Nam Định đã đăng ký với cơ quan chức năng là giá vùng II (giá vùng II có thể chênh lệch với giá các thương nhân phân phối khác tối đa đến 2%). Bởi vậy, khi các thương nhân bán lẻ nhận nhượng quyền từ hai đơn vị này vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hai đầu mối, sẽ dễ dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh về giá bán, lợi nhuận với các thương nhân bán lẻ khác. Đồng thời, nhiều hành vi tiêu cực trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có thể xảy ra: Xăng dầu không rõ nguồn gốc xuất xứ; xăng dầu kém chất lượng; xăng dầu giả và rất có thể đây là việc tiếp tay cho hành vi buôn lậu xăng dầu.
“Kẽ hở” của nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại chính là việc mở rộng hệ thống, mô hình kinh doanh của đơn vị (hoặc thương nhân) sở hữu thương hiệu một hệ thống kinh doanh, thông qua việc chia sẻ quyền thương mại, quy trình, cũng như bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Đồng thời, đây được coi là một cách để triển khai việc kinh doanh hữu hiệu, mang lại lợi nhuận cho các thương nhân. Vì lẽ đó, thời gian qua có rất nhiều chủ thể do thiếu hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, nên đã xảy ra một số sai phạm trong quá trình nhượng quyền. 
Cùng với đó, việc nhiều đơn vị nhận nhượng quyền thương mại cố tình vi phạm các các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, hoặc do buông lỏng quản lý trong quá trình nhượng quyền thương mại như những hiện tượng đã nêu ở trên, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Tiếp tay cho hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại và gian lận thuế... gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Thương hiệu Petrolimex và PVOIL đang bị các thương nhân sử dụng như một tấm bình phong để lừa dối người tiêu dùng, trục lợi về giá chênh lệch vùng, thậm chí có thể dẫn đến hành vi bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; xăng kém chất lượng; xăng dầu giả... 
Đối tượng thiệt hại lớn nhất là người tiều dùng, là chủ thể sở hữu thương hiệu, cũng như ngân sách Nhà nước. Vì thế, việc nhượng quyền thương hiệu nếu không được quản lý chặt chẽ, các đơn vị kinh doanh không tuân thủ theo quy định của pháp luật, sẽ rất dễ tạo thành kẽ hở để “gian thương” lợi dụng và trục lợi bất chính.
Những vụ việc của đối tác nhận nhượng quyền thương mại của Petrolimex Nam Định, PVOIL Nam Định mà chúng tôi nêu ở trên là những việc làm tổn hại trực tiếp đến hình ảnh, thương hiệu Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) và PVOIL (Tổng Công ty Dầu Việt Nam), thậm chí có thể khiến khách hàng tẩy chay thương hiệu (nếu người tiêu dùng nhiều lần mua phải xăng dầu kém chất lượng tại các cửa hàng nhận nhượng quyền thương mại của hai đơn vị này).
Thương hiệu được coi là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, được xây dựng và phát triển bằng văn hóa, trí tuệ, tích lũy, truyền thống và tính kế thừa của doanh nghiệp. Mặc dù là tài sản vô hình, nhưng lại cung cấp giá trị hữu hình cho các doanh nghiệp. Bởi thế, để xảy ra việc một số cửa hàng nhượng quyền thương mại kinh doanh xăng dầu ngoài hệ thống có phần trách nhiệm không nhỏ của Petrolimex Nam Định và PVOIL Nam Định.
Thiết nghĩ, để bảo vệ thương hiệu Petrolimex và thương hiệu PVOIL, Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh và Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Nam Định cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, rà soát và giám sát hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. Điều đó không chỉ thể hiện trách nhiệm đối với người tiêu dùng, mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp thành viên trong việc bảo vệ thương hiệu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex và Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PVOIL.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3